Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng “rồng lửa”
Hai trận mưa sao băng chồng chéo nhau sẽ đem đến cảnh tượng đẹp mắt cho tối ngày 8, rạng sáng 9-10.
- 19-05-2024Sao nhí thành công nhất Vườn Sao Băng sau 15 năm, giờ thành "học bá" đỗ trường top đầu tại Hàn và siêu đẹp trai
- 15-05-2024Nữ chính "Vườn Sao Băng" đã 48 tuổi mà cứ ngỡ đôi mươi, có bí quyết giữ dáng, "nuôi" collagen nhờ loại quả có nhiều ở vườn quê Việt Nam
- 22-04-2024Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng từ "gã khổng lồ của Oort"
Theo kết quả định vị tại TP HCM bằng công cụ của trang Time and Date, mưa sao băng Draconids phun ra từ chòm sao Thiên Long (Draco) hình con rồng sẽ đạt cực đại vào tối ngày 8, rạng sáng 9-10.
Draconids là trận mưa sao băng thất thường nhất năm, có khi chỉ có vài ngôi sao băng rơi mỗi giờ trong đêm cực đại, có khi hàng trăm, hàng ngàn ngôi sao băng trút xuống.
Năm nay, Draconids sẽ khá tĩnh lặng với chỉ 5 ngôi sao băng mỗi giờ. Tuy nhiên số sao băng sẽ nhiều hơn khi bạn quan sát, bởi trận mưa sao băng thứ hai cũng đã tìm đến bầu trời.
Trận mưa sao băng thứ 2 này là Orionids, trông như phun ra từ chòm sao Lạp Hộ (Orion), kéo dài từ ngày 2-10 đến ngày 7-11 và sẽ đạt cực đại vào tối ngày 21, rạng sáng 22-10.
Trong khi đó, Draconids ngắn ngủi hơn nhiều, chỉ rơi từ ngày 6-10 đến ngày 10-10.
Draconids được tạo ra khi Trái Đất đi qua chiếc đuôi đá bụi do sao chổi 21P/Giacobini-Zinner để lại.
Sao chổi này mất khoảng 6,6 năm để thực hiện một vòng quay quanh Mặt Trời.
Trong khi đó, trận mưa sao băng song hành Orionids là trận mưa sao băng thứ hai do sao chổi Halley tạo ra.
Vào tháng 5, chiếc đuôi đá bụi của Halley nổi tiếng cũng đã tạo ra mưa sao băng Eta Aquarids.
Để ngắm mưa sao băng, bạn không cần bất cứ phương tiện chuyên dụng nào vì các ngôi sao băng có thể nhìn bằng mắt thường.
Tuy vậy, để quan sát rõ hơn, bạn nên để mắt mình làm quen với bóng tối khoảng 15-20 phút, tìm một không gian thoáng đãng để ngắm nhìn bầu trời và hy vọng trời sẽ đẹp.
Người lao động