Đến kiến thức cũng có hạn sử dụng, sớm thỏa mãn với bản thân là tự biến mình thành "cỗ máy già nua lỗi thời": Không đổi mới liên tục bạn sẽ mãi đừng bên lề cuộc sống, muôn đời không thể thành công
Thế giới liên tục phát triển đổi mới. Không muốn bị xã hội đào thải thì bạn phải không ngừng thay đổi bản thân, cập nhật những điều mới mẻ.
- 26-04-2019Làm giàu thì ai cũng muốn nhưng không mấy người biết 5 quy tắc "vàng" để "tiền lại đẻ ra tiền" này: Nắm vững thì người trắng tay cũng có thể thành tỉ phú!
- 25-04-2019Chỉ 1% thế giới biết bí mật khiến người giàu ngày càng giàu hơn: 5 tư duy đơn giản có thể thay đổi cả đời người
- 24-04-2019Sự thật bất ngờ về cách tư duy của người giàu: Hầu hết mọi người không làm giàu thành công chính vì những lầm tưởng cơ bản này
Tốt nghiệp đại học cách đây 10 năm, như bao sinh viên khác, mục tiêu lớn nhất của tôi bấy giờ là xây dựng sự nghiệp. Nhưng thay vì đi thực tập như bạn bè đồng lứa, tôi mạnh dạn khởi nghiệp thành lập công ty cho riêng mình.
Quyết định trên buộc tôi phải thay đổi bản thân. Nếu là sinh viên hay thực tập sinh, việc bạn làm là làm những gì mình được chỉ bảo. Nhưng nếu bạn khởi nghiệp, bạn phải là người “đứng mũi chịu sào”, là người ra chỉ thị cũng như thực thi nó.
Năm này qua năm khác, tôi không ngừng làm mới bản thân, tích lũy mọi kỹ năng mà tôi cho là cần thiết. Tôi từng chạy web, học marketing và bất cứ thứ gì cần để duy trì công việc kinh doanh.
Nhưng, cứ sau mỗi ba năm, tôi lại chạm tới điểm dừng. Tôi cần trải nghiệm làm việc trong các tập đoàn lớn để phát triển sự nghiệp của mình nhưng tiếc thay, tôi chưa bao giờ làm việc trong một môi trường tương tự.
Chính vì vậy, một lần nữa, tôi quyết định tái đầu tư cho bản thân mình. Tôi được nhận vào làm trong một tập toàn nghiên cứu công nghệ thông tin tại London. Chính tại nơi đây, tôi học các kỹ năng như thuyết phục, bán hàng, giao tiếp, lãnh đạo.
Nhưng, chỉ trong vòng 2 năm kể từ khi được nhận vào vị trí nói trên, tôi lại quyết định mình cần một cuộc cách mạng mới. Vào năm 2015, tôi lại trở về với vị trí người khởi nghiệp. Song song với việc này, tôi cũng tập tành làm một blogger.
Tất cả những kỹ năng tôi tích lũy được trở nên cực kỳ hữu dụng cho dù tôi có làm việc gì đi chăng nữa. Thế nhưng, vẫn luôn có những điều mới đợi chờ tôi trải nghiệm như viết báo, dẫn dắt, minh họa và email marketing.
Đó là nội dung cuộc đổi mới lần thứ 3 tôi đặt ra cho bản thân. Giờ đây, 9 năm sau lần đổi mới bản thân đầu tiên, tôi vẫn không ngừng kiếm tìm trải nghiệm những điều mới mẻ. Tập tành thành lập kênh Youtube, mày mò cách quay video, học cách diễn xuất trước máy quay – đó là thứ tôi hướng bản thân tới trong năm nay.
Kiến thức cũng có "hạn sử dụng"
Vì sao tôi phải kể ra những trải nghiệm của cuộc đời tôi? Để làm gì? Gần đây, tôi bị ám ảnh bởi một câu nói tôi tình cờ đọc được: “Một người thợ lành nghề cũng trở nên lỗi thời nếu anh ta không chịu trau dồi tay nghề 3 đến 4 năm một lần.”
Tôi chợt nhận ra lý do mình không ngừng thay đổi bản thân ba năm một lần không gì khác chính là nỗi sợ một ngày kia mình sẽ trở nên vô dụng. Tôi biết điều này nghe thật hà khắc. Nhưng với tốc độ thay đổi chóng mặt của ngành kinh doanh trong 2 thập kỷ vừa qua, nếu không chịu khó cóp nhặt kiến thức mới, chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau sớm thôi.
Thời kỳ bằng cấp là tất cả đã kết thúc lâu rồi. Một con người không thể tồn tại chỉ dựa vào chỗ kiến thức mình đã biết. Đến một điểm nào đó, kiến thức bạn từng biết sẽ trở nên vô dụng.
Peter Drucker, một trong những nhà tư vấn quản lý nổi tiếng từng nói: “Trong xã hội ngày nay, so với kỹ năng, kiến thức là thứ được cập nhật từng phút từng giây. Kiến thức và kỹ năng khác nhau ở đặc tính cơ bản sau: kỹ năng thay đổi với tốc độ cực kỳ chậm. Kiến thức, mặt khác, tự thay đổi với tốc độ chóng mặt. Bản thân kiến thức là thứ làm nó trở nên lỗi thời, rất nhanh chóng.”
Kiến thức quan trọng, nhưng kỹ năng còn quan trọng hơn
Chúng ta đều lầm tưởng khi đánh giá quá cao tầm quan trọng của kiến thức.
Theo Drucker, kiến thức là thông tin và các giả thiết. Kiến thức về điện tín có thể đã rất hữu dụng trong quá khứ nhưng ngày nay, khi phương thức truyền thông đó đã không còn phổ biến nữa, kiến thức về nó cũng trở nên lỗi thời.
Vì vậy, có 2 thứ mà bạn cần để sinh tồn trong ngành truyền thông trong thời đại số: kiến thức mới về điện thoại thông minh và kỹ năng cứng về lập trình, chạy dữ liệu.
Kỹ năng có giá trị lâu dài còn kiến thức thay đổi vô cùng nhanh chóng. Đó chính là điểm khác biệt bạn cần lưu ý. Các công nhân có tay nghề hoàn toàn có thể củng cố vị trí của mình bằng cách tiếp thu các kỹ năng mới. Tuy nhiên, đó không phải là thứ duy nhất bạn cần để có được và duy trì thành công của mình.
Chúng ta cần chịu trách nhiệm cho lộ trình phát triển của chính mình. Chúng ta cần thích ứng với thay đổi. Và vì thế, chúng ta cần không ngừng làm mới bản thân, ít nhất 3 năm một lần.
Hành động ngay bây giờ
Nếu bạn chỉ mới 20 hay 30, bạn có cả con đường sự nghiệp rộng mở chờ đợi phía trước. Hãy nghĩ về những kiến thức, kỹ năng bạn đã tích lũy được trong ba năm vừa qua. Nếu không có câu trả lời thỏa đáng, đã đến lúc bạn cần thay đổi.
Đời này rất dài. Sự nghiệp của chúng ta cũng vậy. Dần dà độ tuổi nghỉ hưu tiêu chuẩn cũng sẽ tăng lên theo năm tháng. Vì thế, đừng biến mình thành cỗ máy già nua, lỗi thời hàng thập kỷ trước khi thời điểm ấy đến.
Hẳn là ai trong số các bạn cũng đều hiểu cảm giác trì trệ là như thế nào. Chẳng ai muốn mình mãi dậm chân tại điểm dừng của sự nghiệp. Nhìn về phía trước và tự hỏi: “Ngay lúc này mình phải làm gì để tồn tại trong lĩnh vực này?”
Muốn làm vậy đừng quên bổ sung các kỹ năng mới. Bởi những kỹ năng toàn cầu như viết lách, thuyết phục hay nâng tầm bản thân không bao giờ lỗi thời cả. Khi bạn đã nhuần nhuyễn các kỹ năng đó rồi, xác suất thành công của bạn sẽ tự động nâng lên mà thôi.
*Theo Dariusforoux, tác giả sách, doanh nhân. Anh cũng là tác giả của cuốn sách "Massive Life Success" nổi tiếng và là nhà sáng lập ra hệ thống Procrastinate Zero nhằm giúp mọi người hiện thực hóa được mục tiêu của mình.
Nhịp sống kinh tế