MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đến thiên tài như Steve Jobs cũng phải cần tới kĩ năng làm việc này để tỏa sáng, bạn thì sao?

30-08-2017 - 07:10 AM | Sống

Có người nói Steve Jobs là một gã khùng khi ông bỏ ngoài tai mọi thứ và tập trung làm những gì mình cần làm. Thế nhưng, Steve Jobs không sai đâu, đó là một cách làm việc rất hiệu quả, là cách để xây dựng nên một tượng đài Steve Jobs như ngày hôm nay.

Có lẽ bất kì người nào khi nhắc tới công nghệ hay khởi nghiệp, cái tên đầu tiên mà họ nghĩ tới là Steve Jobs. Đúng thế, một tượng đài về sáng tạo, Steve Jobs được mệnh danh là một trong những doanh nhân thành công nhất lịch sử loài người.

Tất nhiên, có những người không thích ông, cũng chẳng thích Apple . Có những người cho rằng chúng ta đang đề cao thái quá những gì Steve Jobs đã làm được. Thế nhưng, hãy nhìn lại gia tài mà Steve Jobs để lại, có mấy người trên đời làm được như ông.

Rất nhiều phân tích về thành công của Steve Jobs được đưa ra, vị phù thủy công nghệ có quá nhiều điều đặc biệt để trở thành một vĩ nhân, thiên tài trong làng công nghệ. Thế nhưng, mọi sự thành công cũng như khả năng làm việc của Steve Jobs chỉ thăng hoa hơn khi ông biết áp dụng một cách thức làm việc. Cách thức có thể nói đã thay đổi cuộc đời Steve Jobs.

Để hiểu được cách làm việc này, trước hết bạn cần nhận ra rằng chậm chạp đôi khi không phải là thứ xấu, giống một chai rượu vang hảo hạng, nó cần thời gian để có được sự tinh xảo mà nó đáng có. Trong kinh doanh cũng vậy, nhiều người cho rằng chậm chạp chỉ có dẫn tới thất bại, thế nhưng với Steve Jobs, đó lại là cơ hội để ông giới thiệu với thế giới những sản phẩm hoàn thiện nhất, đột phá nhất.

Đừng chỉ nghĩ tới iPhone khi nói về Apple. Trước đây khá lâu rồi, chiếc máy tính Apple II là một ví dụ điển hình như thế. Và nó được ra đời vào năm 1977 khi chưa nhiều người hình dung được rằng Apple sẽ phát triển mạnh mẽ tới mức nào.

Steve Jobs và Steve Wozniak trong quá trình phát triển chiếc Apple II.

Steve Jobs và Steve Wozniak trong quá trình phát triển chiếc Apple II.

Theo Walter Isaacson, tác giả của cuốn hồi kí Steve Jobs thì vị phù thủy này đã chọn tới 2.000 màu be khác nhau để chuẩn bị sơn chiếc Apple II. 2.000 màu! Chỉ để chọn được 1 màu duy nhất.

Chưa dừng lại ở đó, Steve Jobs bỏ ra vài tháng trời để nghiên cứu xem góc cong của máy tính như thế nào sẽ là đẹp, phần góc màn hình cong ở chiếc Apple II tưởng chừng đơn giản thế nhưng nó cũng là tinh hoa của Steve Jobs.

Có thể nhiều người sẽ cười ông, thế nhưng chỉ trong 3 năm từ 1977 tới 1980, chiếc Apple II đã mang về doanh thu 118 tỷ USD cho Apple. Tất cả tới từ những tiểu tiết được hoàn thiện đến mức tuyệt hảo.

Apple II, sản phẩm mang tới tinh hoa của Steve Jobs.

Apple II, sản phẩm mang tới tinh hoa của Steve Jobs.

Vì sao Steve Jobs lại dành ra nhiều thời gian đến thế cho những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhất? Đó chính là nguyên tắc làm việc sâu, thứ mà rất nhiều người không thể tưởng tượng ra nổi.

John Freeman, tác giả sách cho rằng đại đa số chúng ta bị phân tâm tới 11 lần mỗi giờ từ nhiều yếu tố, chủ yếu là email. Ngày nay với vô vàn những thứ khác nhau, sự phân tâm này còn lớn hơn rất nhiều.

Nguyên tắc làm việc sâu tập trung hoàn toàn vào công việc, nó loại bỏ hoàn toàn những yếu tố có thể gây phân tâm, ảnh hưởng tới hiệu quả. Tất nhiên đồng nghiệp của bạn sẽ không vui chút nào khi họ gọi và bạn phớt lờ tất cả những gì họ nói, thế nhưng họ sẽ xấu hổ khi nhìn thấy những gì bạn làm được mà không tốn thời gian trò chuyện phiếm hay chém gió qua ngày.

Vậy, làm thế nào để áp dụng được nguyên tắc làm việc của Steve Jobs?

1. Tách biệt:

Hãy tưởng tượng bạn là Robinson trên một hòn đảo hoang, tách biệt mình khỏi thế giới và tập trung vào thứ quan trọng nhất với bạn lúc này. Khi bắt đầu, bạn có thể tìm cho mình một nơi yên tĩnh sau đó tắt điện thoại, tập trung làm việc và bỏ ngoài tai những suy nghĩ có thể khiến bản thân phân tâm.

Khi đã quen với cách thức làm việc này rồi, bạn có thể làm việc ở bất kì đâu, bất kì lúc nào và làm khi mà điện thoại mà rung không ngừng nhưng vẫn tập trung được.

2. Chia nhỏ ngày

Nhớ bên trên bạn cần thời gian để làm việc sâu, tách biệt khỏi thế giới chứ? Đúng rồi, tất nhiên bạn không phải là Robinson và hòn đảo tưởng tượng của bạn cũng không tồn tại lâu nếu không có các giao tiếp thông thường. Ví dụ một ngày bạn dành ra 8 giờ để làm việc, hãy cắt khoảng 5 giờ cho làm việc sâu và 3 giờ cho các kết nối bình thường.

Vì sao ư? Vì chúng ta cần kết nối, chúng ta cần sự trợ giúp bên ngoài, cần biết thông tin và quan trọng nhất là cần ý tưởng từ những người khác. Bạn có 3 giờ để làm những công việc ấy, thế nên hãy tận dụng nó thật hiệu quả.

3. Những nếu tập trung quá khó

Bạn có chắc là bạn làm việc được 5 tiếng mà quên đi rằng mình có điện thoại, email hay tin nhắn trên Facebook hay không? Chắc chắn là không rồi, chẳng mấy ai làm được điều đó trong thời đại của mạng xã hội cả.

Thế nhưng, đừng trách mình, ai cũng thế mà thôi. Nếu 5 giờ là khoảng thời gian quá dài để bạn tập trung làm một thứ, hãy thử 90 phút đi. Cứ một khoảng thời gian, bạn lại dành ra 90 phút tập trung toàn lực làm một thứ gì đó. Bạn sẽ bất ngờ với những gì mình làm được đó! Khi đã quen và nhu cầu thời gian cao hơn, đừng ngại tăng số lượng thời gian làm việc sâu. Giờ thì sẵn sàng rồi chứ

Theo Van Vu

Trí thức trẻ

Trở lên trên