Đền thờ Pantheon - kiệt tác kiến trúc 2000 năm tuổi của đế chế La Mã cổ đại, 2 lần bị phá huỷ và lại hồi sinh
Là một trong những công trình biểu tượng của thủ đô Rome (Ý), đền thờ Pantheon cho đến ngày nay vẫn khiến du khách phải choáng ngợp bởi những chi tiết tinh tế và lối kiến trúc đặc sắc.
- 17-06-2022Hành trình thay đổi của con trai cựu Thủ tướng Anh: Từ chàng trai có 'hình ảnh không mấy tốt đẹp' đến người sáng lập công ty công nghệ, kiếm 1,6 tỷ USD trong vòng 8 tháng bất chấp đại dịch
- 04-06-20227 điểm check-in mới nổi ở Đông Nam Á gọi tên công trình kiến trúc tại Đà Nẵng
- 03-06-2022Hành trình trở thành tỷ phú ở tuổi 87 của người sáng lập ra công ty có khách hàng là Apple, Samsung
Nhắc đến La Mã cổ đại, chúng ta nghĩ ngay đến những công trình kiến trúc tuyệt tác tinh xảo trải dài khắp nước Ý. Trong đó, ngoài Đấu trường La Mã Colossseum, Khải Hoàn Môn Constantinus thì cũng không thể không nhắc đến Đền thờ Pantheon huyền thoại, nơi được mệnh danh là "Đền thờ của các vị thần".
Pantheon là công trình kiến trúc nổi bật của La Mã cổ đại
Đền thờ 2.000 năm tuổi
Điện Pantheon là một trong những di tích thuộc La Mã cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn nhất cho đến thời điểm hiện tại.
Đền thờ đã bị huỷ hoại hai lần bởi hoả hoạn
Theo ghi chép, công trình này được hoàn thành vào khoảng năm 126-128 sau Công Nguyên, dưới thời trị vì của Hoàng đế Hadrian. Điện Pantheon nằm trên địa điểm của một công trình kiến trúc cùng tên trước đó, được xây dựng vào khoảng năm 25 trước Công nguyên.
Được biết đến là "Đề thờ của các vị thần La Mã", tên của công trình này có nguồn gốc từ tiếng La-tinh với "pan" có nghĩa là "tất cả" và "theos" nghĩa là "các vị thần".
Hai lần bị phá huỷ và hồi sinh
Điện Pantheon lần đầu bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn vào khoảng năm 80 sau Công nguyên. Sau đó, đền thờ này mới được xây dựng lại bởi Hoàng đế Domitian nhưng khoảng 30 năm sau nó lại một lần nữa bị huỷ hoại nặng nề do hoả hoạn.
Trong suốt một thời gian dài sau đó, Pantheon bị rơi vào tình trạng hư hỏng do không được bảo trì. Sau đó, vào năm 118 - 124, dưới triều đại vua Publius Aelius Hadrianus, Pantheon được xây dựng lại hoàn toàn với thiết kế tồn tại cho đến ngày nay.
Khung cảnh bên trong Pantheon
Kiệt tác kiến trúc của nhân loại
Có thể nói rằng, thiết kế kiến trúc của Pantheon đã tạo nguồn cảm hứng cho vô số công trình kiến trúc quan trọng trong lịch sử, trải dài từ châu Âu cho đến châu Mỹ. Ngày nay, Pantheon vẫn tiếp tục hoạt động như một nhà thờ, đồng thời là một địa điểm du lịch đặc trưng của thủ đô Rome (Ý).
Cấu trúc của đền Pantheon
Về kiến trúc xây dựng nên Pantheon, đền thờ này chủ yếu làm từ gạch và bê tông. Đền Pantheon bao gồm ba phần: một mái hiên với các cột đá granit, một nhà thờ lớn có mái vòm và một khu vực hình chữ nhật nối hai phần còn lại.
Với đường kính 43,2 mét, trần nhà hình vòm là trần nhà lớn nhất trên thế giới vào thời điểm nó được xây dựng. Trên đỉnh của mái vòm có một lỗ hổng, hay còn gọi là "oculus" có chiều rộng 8,2 mét. Bên cạnh đó, các bức tường và sàn của nhà thờ cũng được trang trí bằng đá cẩm thạch và mạ vàng.
Lỗ hổng "oculus" trên mái vòm
Khi nghệ sĩ tài ba bậc nhất thời Phục Hưng Michelangelo nhìn thấy Pantheon, ông đã nói rằng đó là thiết kế của các thiên thần, không phải của con người. Điện Pantheon cũng đã chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng đối với kiến trúc sư vĩ đại thời Phục hưng Andrea Palladio, cũng như vô số kiến trúc sư sau này, ở châu Âu và hơn thế nữa.
Ngày nay, đền Pantheon là một điểm đến du lịch chính cho du khách từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh hoạt động như một điểm du lịch, nơi đây cũng vẫn đảm nhận vai trò như một thánh đường Công giáo.
Nguồn: History
Trí Thức Trẻ