Đến tuổi 30, bạn sẽ nhận ra đúng hay sai không quan trọng, sếp mắng cũng chỉ như gió thoảng qua..., bởi LƯƠNG mới là TỐI THƯỢNG!
Sĩ diện bản thân chỉ là hão huyền, sự vất vả thành điều hiển nhiên và thu nhập cao mới chính là chân ái của tuổi 30.
- 18-05-2022Những cách tiêu tiền trúng số kỳ lạ nhất thế giới: Người cho đi hết sạch, người lại tìm cách tiêu hủy
- 18-05-2022Món bún quậy nức tiếng Phú Quốc luôn gây tranh cãi giữa "ngon và khó ăn", nhưng mấy ai biết bà chủ mất 10 năm để hoàn chỉnh hương vị "chuẩn"
- 18-05-2022Người Do Thái: Muốn tự do tài chính trước tuổi 30, nhớ kĩ hai điều này, đừng để đến 50 tuổi mới hiểu
01
Hồi còn là sinh viên, đã hơn 1 lần chúng tôi được thầy cô nhắc đến 4 chữ ''đạo đức nghề nghiệp'' trong các bài học nơi giảng đường. Tôi nghĩ, sẽ chẳng có gì mua chuộc được bản thân, tôi sẽ cống hiến tất cả cho cộng đồng.
Đến khi đi làm, nỗi lo cơm áo gạo tiền, gánh nặng về tuổi 30 phải lập gia đình, báo hiếu cha mẹ cứ thế đổ dồn trên vai khiến mối quan tâm duy nhất trong suy nghĩ của tôi đều là tiền.
Tôi đã từng nhận được sự tung hô của người dân, hạnh phúc khi được họ khen ngợi ''chưa từng thấy ai làm việc công tâm như cháu'' và rạng rỡ nhận những món quà quê bắp ngô, vài cân hoa quả.
Song, yêu nghề thì đói, muốn theo đuổi được đam mê thì bạn phải giàu. Thật phũ phàng khi lương của một người làm công sở lại chẳng bằng thu nhập của một tài xế xe ôm công nghệ hay shipper.
Nỗi lo cơm áo gạo tiền cứ thế bủa vây quanh bạn
Tôi biết, nhiều anh/chị/em cùng ngành đã lợi dụng chính công việc của mình để kiếm tiền, có thể nó không xấu, chẳng hại ai nhưng mất đi sự thanh cao vốn có của nghề. Tôi nghĩ vậy nên cố gắng giữ vững lòng mình để không thấy hổ thẹn. Cho đến một ngày mẹ tôi bệnh, vài đồng lương tích cóp ít ỏi chỉ vài lần mua thuốc là hết.
Vậy là, tôi chấp nhận vài cuộc trao đổi ngoài luồng để tăng thêm nguồn thu, cố gắng để mọi giao dịch của mình chẳng ảnh hưởng đến ai. Tuy lửa nghề bị giảm nhưng biết sao được, vì tôi cần tiền...
02
Khi lựa chọn ứng tuyển vào một công ty nào đó, tôi chưa bao giờ ngại phải làm vất vả ra sao, chạy deadline, doanh số nhọc nhằn như thế nào. Cái tôi quan tâm chỉ là lương.
Thời đi học chỉ ước nhanh chóng được đi làm, kiếm tiền rồi tha hồ mua sắm. Đến khi đi làm chỉ ước được quay trở lại thời đi học, vô lo vô nghĩ.
Ở công ty cũ, tôi từng phải làm việc đến 1-2h sáng mới được về. Khi sếp nói, nếu làm nhiều thì sẽ được hưởng thêm phần chênh lệch. Tôi sẵn sàng làm gấp đôi KPI chỉ để tăng mức lương 7 triệu đồng lên một con số cao hơn nhưng kết quả khi tiếng ''ting ting'' reo lên cũng là lúc tôi vỡ mộng với số 7 tròn trĩnh.
Tôi thắc mắc thì được sếp giáo huấn: "Quỹ lương công ty chỉ có vậy, dịch dã khó khăn nên kinh tế khó khăn. Em được 7 triệu là cao rồi, mọi người còn bị giảm ít hơn''.
Lương không cao, tuổi 30 như vô nghĩa
Vâng, tôi cố gắng để cho ai xem nữa. Chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến dập tắt nhiệt huyết trong nhân viên. Tôi làm thêm 2 tháng nữa, mọi thứ không có gì thay đổi nên tôi nghỉ việc để đến chân trời mới.
Quả thực, tuổi trẻ không sợ cống hiến, cái tôi sợ duy nhất đó là sếp không trả lương xứng đáng mà thôi.
03
Tôi đã từng nghe đứa bạn than vãn: ''Điều duy nhất giữ chân tao ở lại chỗ ấy là lương, chuyển nơi khác có thể dễ chịu hơn nhưng tao không thể quen được với thu nhập thấp''.
Bạn tôi làm ở công ty A, lương khoảng 30-40 triệu đồng/tháng, gồm cả lương cứng và vài khoản phụ cấp, hoa hồng,...Để có được số tiền ấy, bạn tôi gần như phải làm việc hết công suất: Thức khuya, dậy sớm, điện thoại online 24/24, chỉ cần nhóm chat ở cơ quan hiện lên là phải vào check.
Làm vất vả cũng được nếu tinh thần được thoải mái. Đằng này, bà sếp của bạn tôi khá ''hãm''- theo lời kể của nó. Thỉnh thoảng trái nắng trở trời, cãi nhau với chồng là sếp lại nhiếc móc nhân viên, đá xoáy hoặc khó khăn trong các khoản phê duyệt.
Đặc biệt, để có thể xin nghỉ phép thì khó khăn vô cùng dù theo luật ai cũng được 12 ngày phép. Bởi phương châm của sếp là, đến cấp trên còn không nghỉ thì cấp dưới chẳng có lý do gì để nghỉ.
Sếp chửi cũng được, cống hiến cũng được...chỉ sợ tiền lương không xứng đáng
Kiếm được nhiều tiền nhưng chẳng có thời gian để tiêu. Bù lại nó có tiền để biếu bố mẹ, khi người thân khó khăn cũng có khoản để giúp đỡ. Có lẽ, với tuổi 30 chỉ cần như vậy là mãn nguyện rồi.
Lời kết
Thu nhập cao là ước muốn của tất cả mọi người dù cao như thế nào cho đủ thì chẳng ai xác định được. Song, ở cái tuổi chẳng còn trẻ và cũng chưa hẳn là già thì ít nhất bạn phải đạt được sự ổn định.
Ổn định ở đây là bạn đã tự nuôi sống được bản thân, bắt đầu thể hiện trách nhiệm với người thân trong gia đình. Nhất là khi bạn đã có con, bạn phải cố gắng miệt mài hơn nữa để con của mình không thiếu thốn.
Vậy nên, sĩ diện bản thân lúc này trở thành điều gì đó hão huyền; sự vất vả thành điều hiển nhiên và thu nhập mới chính là chân ái của tuổi 30.
Tôi đã từng nghe được một câu trong phim Những cô gái trong thành phố: ''Nhục không chết, đói mới chết''. Cuộc đời, chẳng phải đúng như vậy sao!
Trí Thức Trẻ