Đến tuổi 60, người không mắc 3 LOẠI BỆNH này mới có thể an hưởng tuổi già, sức khỏe và hạnh phúc luôn đủ đầy
Người xưa có câu: "Người lười biếng, sinh bách bệnh. Người nhàn rỗi, sinh tạp niệm".
- 10-09-20233 con giáp có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc, mạnh dạn theo đuổi ước mơ tài lộc càng dồi dào, phúc lành luôn vây quanh
- 10-09-2023Khai trường, học sinh nội trú TH School Hòa Lạc trở lại ký túc xá “thân thương như về nhà”
- 10-09-2023Gần 70% sinh viên Đại học Ngoại thương tốt nghiệp loại giỏi trở lên
Càng về già, chúng ta càng nhạy cảm với tuổi tác và sức khỏe. Có người luôn khỏe mạnh, cũng có người bệnh tật triền miên.
Sự lão hóa cơ thể là tác dụng của quy luật tự nhiên, không ai có thể làm gì được. Song bệnh tâm lý, tất cả đều do chính mình làm chủ.
Con người đến tuổi 60, nếu không có thứ 3 bệnh này, cuộc sống mới thật sự trọn vẹn, yên tâm an hưởng tuổi già.
1. Không có bệnh phàn nàn, thản nhiên mà sống
60 tuổi, kinh qua nhiều giông tố, hành trình cuộc đời xem như đã đi quá nửa, chuyện được mất vốn đã được định sẵn, không cần phải cưỡng cầu.
Nhưng một số người luôn không hài lòng với hiện tại, cảm thấy mình xứng đáng nhận được nhiều hơn, trách móc thời vận không tốt, ông trời bất công.
Trong bầu không khí tràn đầy năng lượng tiêu cực này, cảm xúc của con người đương nhiên không thể vui vẻ tích cực, mà chỉ biết buồn bã, ảm đạm, lo lắng mọi thứ xung quanh và lo sợ chuyện được mất.
Như triết gia người Hy Lạp cổ đại Socrates từng nói: "Phàn nàn là một chất độc, nó sẽ phá hủy ý chí và làm mai một sự nhiệt tình của bạn".
Than thân trách phận không giúp mình giải quyết vấn đề, ngược lại chỉ khiến bản thân giẫm chân tại chỗ, thậm chí còn lùi bước không tiến.
Nhà văn người Cuba Jose Marti đã nói: "Đổ lỗi cho số phận, chi bằng nhìn nhận lại bản thân. Dựa vào người khác, chi bằng tự khiến mình mạnh mẽ".
Hãy mạnh mẽ đối mặt với cuộc sống, ngừng phàn nàn và duy trì tâm trí lạc quan, và bạn sẽ thấy cuộc sống có thể không tồi tệ như mình nghĩ.
2. Không có bệnh nhiều chuyện, yên lặng nhìn đời
Trong "Luận ngữ" có viết: "Nói chuyện mà hồ đồ, có đức cũng thành không" (tạm dịch).
Con người đến một độ tuổi nhất định, đặc biệt những ai đã yên bề gia thất, con đàn cháu đống, điều kiêng kị nhất là đi khắp nói chuyện bóng gió, nghe ngóng thị phi, lan truyền những chuyện không phải của mình. Cách sống này khiến bản thân xa rời hạnh phúc, vận may tan biến, rước họa vào thân.
Càng nói về thị phi, càng dễ bị cuốn vào thị phi, không chỉ mang lại phiền phức và tổn thương cho người khác, bản thân cũng khó có thể thoát khỏi.
Nói nhiều thì sai nhiều, dễ dàng để người ta nắm lấy nhược điểm. Miệng quá nhanh, không biết suy nghĩ trước khi nói, thường đắc tội với người khác.
Từ xưa đến nay, có quá nhiều người, nửa đời trước huy hoàng chói mắt, nửa đời sau lại ê chề không thể ngẩng cao đầu mà sống bởi vì nhiều lời mà sinh họa.
Người ta thường nói: "Miệng là cửa họa, lưỡi là trảm đao, ngậm miệng giấu lưỡi vào sâu, an thân mà sống".
Người nhiều chuyện tất sẽ bị thị phi quấn lấy cả thể xác lẫn tinh thần, cuộc sống trở nên rối như tơ vò, khó có ngày an bình.
Càng có tuổi nên càng có sự bình tĩnh trong tâm hồn. Đến lúc này mà vẫn còn tiếp tục hành xử như thời còn non dại thì đương nhiên khó tìm thấy cuộc sống hưởng thụ khi về già. Chỉ khi biết quản lý lời ăn tiếng nói, kiểm soát được cái miệng, bình tĩnh và tu tâm, nửa đời sau mới có thể từng bước vững vàng, phúc khí gom về càng nhiều.
3. Không có bệnh lười biếng, sức khỏe đủ đầy
Con người giống như cỗ máy, chỉ khi hoạt động hiệu quả cao, các bộ phận sẽ ít bị rỉ sét và lão hóa. Đặc biệt là đối với những người lớn tuổi, khi có thể tập thể dục, đừng sợ khổ, mệt mỏi và tự từ bỏ.
Chuyện gì cũng lười biếng, không tự mình làm, cuối cùng cũng chỉ tự làm hại mình, chuyện vốn dễ như trở bàn tay mà lại khó như lên trời.
Rất nhiều người cảm thấy bản thân lớn tuổi, tự nhiên cho rằng mình không theo kịp thời đại, nên buông xuôi tất cả, mặc kệ cuộc đời chảy trôi. Song cũng chính vì tư duy sợ hãi và hèn nhát đó đã dẫn đến thể xác và tinh thần càng thêm sa sút, khó có được sự nhiệt huyết mà sống như thuở còn trẻ.
Người xưa có câu: "Người lười biếng, sinh bách bệnh. Người nhàn rỗi, sinh tạp niệm".
Cách hiệu quả nhất để giàu có và giúp bản thân sống trong đủ đầy những năm cuối đời là có việc để làm, khiến mỗi ngày trôi qua đầy giá trị, không để bản thân “rảnh rỗi sinh nông nỗi”.
"Không chấp niệm quá khứ, cũng không lo lắng về tương lai". Đối với người cao tuổi, sở hữu tâm trí lành mạnh là bí quyết của tuổi thọ.
Cái già đi là năm tháng, cái trẻ mãi là trái tim. Chỉ cần biết sống không ngừng nghỉ, đời người sẽ luôn tràn đầy màu sắc.
Phụ nữ số