MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đeo Rolex, ở nhà dát vàng, dùng toàn đồ xa xỉ - Rốt cuộc quý tộc Tây Tạng xưa giàu có tới mức nào?

14-04-2023 - 08:13 AM | Lifestyle

Trong khi đại đa số người dân Tây Tạng phải sống trong cảnh túng quẫn, nghèo đói thì các quý tộc lại có cuộc sống xa hoa.

Trước khi giải phóng, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì quý tộc Tây Tạng chỉ chiếm chưa tới 5% dân số nhưng họ lại sở hữu hơn 80% của cải xã hội lúc bấy giờ.

Và hiển nhiên điều này khiến cuộc sống của giới quý tộc Tây Tạng hết sức xa hoa, không khác gì các tỷ phủ Trung Đông hiện tại. Họ sống trong biệt thự dát vàng, mặc quần áo Louis Vuitton, xài đồ Rolex từ những năm 40 của thế kỷ XX.

Đeo Rolex, ở nhà dát vàng, dùng toàn đồ xa xỉ - Rốt cuộc quý tộc Tây Tạng xưa giàu có tới mức nào? - Ảnh 1.

Quý tộc Tây Tạng

Nhắc đến Tây Tạng, người ta thường nghĩ tới cuộc sống hoang sơ, kém phát triển và có phần nghèo nàn. Nhưng ít ai biết rằng ở đây cũng từng có tầng lớp quý tộc với cuộc sống xa hoa, giàu có, tiêu biểu như gia tộc Pala (Bạc Lạp)

Quý tộc ở Tây Tạng được chia thành 4 tầng lớp cụ thể.

Những quý tộc cao quý nhất được gọi là "Yaxi", chủ yếu là thành viên của gia đình Đạt Lai Lạt Ma, tiếp đến là "Diben", hậu duệ tự xưng của Zanpu.

Tầng lớp quý tộc thứ 3 là "Miza" - các quý tộc bình thường nhưng có tài sản phong phú, nắm giữ nhiều nguồn lực xã hội. Thậm chí có người còn nắm giữ quyền lực tài chính của Tây Tạng.

Cuối cùng là tầng lớp "Geba", họ không phải đại quý tộc, có xuất thân từ địa phương nhưng sở hữu nguồn lực kinh tế dồi dào.

Đeo Rolex, ở nhà dát vàng, dùng toàn đồ xa xỉ - Rốt cuộc quý tộc Tây Tạng xưa giàu có tới mức nào? - Ảnh 2.

Cuộc sống xa hoa, đẳng cấp, sặc "mùi tiền" của giới quý tộc

Dù chia làm nhiều tầng lớp khác nhau, nhưng về cơ bản cuộc sống của các quý tộc Tây Tạng hết sức xa hoa trong các cung điện hoa lệ. Nổi tiếng nhất phải kể đến là trang viên Para, trang viên quý tộc Tây Tạng duy nhất được bảo tồn nguyên vẹn hiện nay.

Trang viên Pala tên đầy đủ là "Ban Jue Lunbu Manor" tọa lạc tại quận Gyantse, thành phố Shigatse, khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Trang viên thuộc sở hữu của gia tộc Para có lịch sử hơn 400 năm tuổi.

Theo truyền thuyết tổ tiên của gia đình Pala vốn là thủ lĩnh của một bộ lạc ở Bhutan, nhưng do nội chiến ở Bhutan nên đã chuyển đến Tây Tạng sinh sống.

Trang viên Pala có tổng diện tích là 5357,5 m2, 22 trang viên nhỏ, 82 ngôi nhà, 6 đồng cỏ, hơn 8.600 mẫu đất canh tác nông nghiệp. Tòa nhà chính nơi sinh hoạt chung của cả gia tộc nguy nga, tráng lệ với đầy đủ tiện nghi.

Những đồ vật xa xỉ được trưng bày xung quanh ngôi nhà gồm san hô đỏ, ngà voi, đá chalcedony quý hiếm và cả chiếc vòng cổ khảm "hạt dzi chín mắt" có giá trị không thể ước tính.

Bên cạnh đó, các dãy túi LV, đồng hồ Rolex, rượu whisky, rượu hải ngoại,… đến bút máy Montblanc, cùng hàng loạt đồ quý hiếm được xếp ngay ngắn trong thư phòng khiến người ta ngỡ như đi lạc trong cung điện của hoàng tộc châu Âu.

Ngoài hàng loạt các vật phẩm quý giá, trang viên Pala còn có Phật đường dành cho quý tộc lễ Phật. Và hầu hết đồ dùng tín ngưỡng trong Phật đường đều bằng vàng, ngay cả lưu hương để đốt cũng là đồ cổ lâu đời. Họ cho xây dựng rất nhiều phòng đặc biệt để tiếp khách, phòng vui chơi đánh mạt chược và cả một phòng tắm nắng để phơi mình dưới ánh mặt trời.

Mỗi một chi tiết bất kể bên trong hay bên ngoài của trang viên đều thể hiện cuộc sống vương giả của những người có tiền.

Đeo Rolex, ở nhà dát vàng, dùng toàn đồ xa xỉ - Rốt cuộc quý tộc Tây Tạng xưa giàu có tới mức nào? - Ảnh 3.

Trong phòng ngủ của tộc trưởng sẽ được trải đệm làm từ da khỉ vàng và da hươu Sika. Trên tường thì treo những tấm da hổ, da hươu, lông thú quý hiếm mà bình thường rất khó bắt gặp. Trong góc phòng ngủ sẽ đặt yên ngựa làm bằng vàng ròng và da ếch Ấn Độ thuê thủ công.

Nơi ở của bà chủ gia tộc Pala cũng xa hoa không kém, các tủ đồ đều làm bằng gỗ đàn hương quý hiếm khó tìm. Bởi Tây Tạng nằm trên cao nguyên có vị trí địa lý cao nên rất khó trồng các cây cổ thụ, vì vậy để vận chuyển những chiếc tủ gỗ đàn hương rất khó khăn, cần nhiều chi phí và nhân lực.

Hơn nữa, điều kinh ngạc hơn là trên bàn trang điểm của họ đựng toàn mỹ phẩm nhập khẩu từ Anh, Pháp. Phấn trang điểm cũng là hàng thượng hạng, đắt đỏ bậc nhất Âu lúc bấy giờ.

Các thành viên của gia tộc Pala đều mặc những trang phục cao cấp, được các thợ thủ công có tay nghề giỏi nhất thiết kế. Các chi tiết trên áo choàng như dây rút áo cũng làm bằng vàng.

Họ có cả một căn phòng riêng chứa đầy lông thú quý để làm áo. Phụ kiện đi kèm mà các thành viên của gia tộc dùng cũng không hề tầm thường. Chẳng hạn như vỏ kiếm được khảm đá quý, quạt được làm bằng ngà voi Thái Lan quý hiếm.

Dù đã nhiều thập kỷ trôi qua nhưng trang viên Pala vẫn sừng sững tồn tại như một huyền thoại về sự giàu có. Nó đã phần nào miêu tả được cuộc sống thượng lưu, xa hoa của giới quý tộc Tây Tạng thời xa xưa.

Theo Ứng Hà Chi

Thể thao văn hóa

Trở lên trên