MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dệt may lo ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của dệt may Việt Nam trong năm 2019 trong bối cảnh nhiều thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đang gặp sự cạnh tranh gay gắt từ Bangladesh, Campuchia, Lào, Srilanka, Myanmar.

Chia sẻ với báo chí tại cuộc họp thông báo kết quả sản xuất kinh doanh nửa đầu năm ngày 30/7, ông Cao Hữu Hiếu, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho hay, theo thống kê, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam, kế tới là EU, Hàn Quốc... Không chỉ Việt Nam, các nước cũng nín thở theo dõi tình hình và sẽ cần thêm thời gian để trả lời chính xác mức tác động thế nào. Hiện trong gói áp thuế 50 tỷ USD đầu tiên của Mỹ không có mặt hàng dệt may.

Tuy nhiên, gói trừng phạt 200 tỷ USD dự kiến sẽ áp dụng cuối tháng 8 này thì có hàng dệt may nhưng không phải tất cả các mặt hàng. Với tình hình này, Trung Quốc sẽ tìm các bạn hàng mới, giảm giá thành sản phẩm để bù đắp việc giảm 10% doanh thu ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt thuế và sẽ khiến cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn. Phía Mỹ cũng vậy.

Lãnh đạo Vinatex cũng nhận định, với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, năm 2018 chắc chắn chưa có ảnh hưởng với Việt Nam nhiều do các doanh nghiệp đã ký hợp đồng đến hết năm. Nếu gói trừng phạt 200 tỷ USD được Mỹ thực hiện trong tháng 8 thì năm 2019 xuất khẩu của tập đoàn sẽ bị ảnh hưởng. “Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của hai nước lớn, cơ hội cho dệt may Việt Nam là 50-50 và vấn đề doanh nghiệp có tận dụng được cơ hội hay không”, ông Hiếu nói.

Cũng theo ông Hiếu, Vinatex cũng tính toán và nhận thấy trong danh sách 20 mặt hàng dệt may Việt Nam có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường Mỹ, có 5 mặt hàng chúng ta có thế mạnh là vải canvas, vảo mành làm lốp xe các loại, vải dệt thoi từ sợi xơ dài tổng hợp, sợi xơ ngắn tổng hợp PE. “Nếu gói trừng phạt số hai của Mỹ được áp dụng từ tháng 8 tới, các mặt hàng trên của Việt Nam sẽ có lợi thế và cơ hội. Tuy nhiên, thị phần của dệt may Việt Nam trên thế giới rất nhỏ nên cũng không có thể nói trước được nhiều”, ông Hiếu nói.

Lãnh đạo Vinatex cũng cho hay, cạnh tranh lao động trong ngành dệt may hiện rất khắc nghiệt. Trong 6 tháng đầu năm, Vinatex đạt tổng doanh thu 22.365 tỷ đồng (chưa bao gồm VAT), tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,3 tỷ USD, lợi nhuận trước thuế đạt 674 tỷ đồng.

Trong các chỉ tiêu đề ra của tập đoàn, theo ông Hiếu, "lao động" chính là chỉ tiêu chính duy nhất tập đoàn này chưa đạt được kế hoạch. Đây là vấn đề lớn với nhiều đơn vị trong tập đoàn. Theo đó, hiện nhà máy của các đơn vị đều thông báo tuyển lao động.

"Tại nhiều nhà máy dệt may hiện số lượng lao động nghỉ hưu lên tới vài trăm người một lúc, trong khi tuyển dụng mới không đạt. Như Nhà máy Dệt may Nam Định có 140 lao động nghỉ hưu theo chế độ trong khi tuyển mới chỉ đạt 20 người", ông Hiếu nói.

Theo Giám đốc điều hành Vinatex, trong bối cảnh nhiều đơn vị ngành dệt may đang mở rộng đầu tư và ứng dụng công nghệ 4.0 vào các khâu, vị trí sử dụng nhiều lao động mà máy móc có thể thay thế, việc thiếu lao động cũng là vấn đề rất lớn và có thể dẫn đến chuyện có nhà máy nhưng lại thiếu lao động đến làm việc.

Vinatex cũng tính toán và nhận thấy trong danh sách 20 mặt hàng dệt may Việt Nam có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường Mỹ, có 5 mặt hàng chúng ta có thế mạnh là vải canvas, vảo mành làm lốp xe các loại, vải dệt thoi từ sợi xơ dài tổng hợp, sợi xơ ngắn tổng hợp PE. "Nếu gói trừng phạt số hai của Mỹ được áp dụng từ tháng 8 tới, các mặt hàng trên của Việt Nam sẽ có lợi thế và cơ hội. Tuy nhiên, thị phần của dệt may Việt Nam trên thế giới rất nhỏ nên cũng không có thể nói trước được nhiều",

Ông Cao Hữu Hiếu, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)



Theo Phạm Tuyên

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên