ĐHCĐ LICOGI 16: Dừng rót vốn vào bất động sản
Tại đai hội, LCG đánh giá lĩnh vực BĐS có nhiều rủi ro, chiến lược kinh doanh những năm qua chưa rõ nét, mảng kinh doanh chính chưa được chú trọng.
- 03-02-2016Bán tài sản tại KCN Quang Minh, Licogi 13 báo lãi hơn 37 tỷ đồng LNST 2015
- 06-01-2016Licogi 13 mua 40% cổ phần của Twitter Beans Coffee
- 28-12-2015Licogi 13 ước lãi gần 49 tỷ đồng năm 2015, đặt kế hoạch lãi 62 tỷ đồng năm 2016
- 18-12-2015Licogi 13 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm năm 2016 để hoàn thành mục tiêu 1.300 tỷ doanh thu
Ngày 23/04, ĐHĐCĐ 2016 của công ty CP LICOGI 16 (LCG) đã thông qua chiến lược tái cấu trúc 2016-2020 với định hướng tập trung nguồn lực cho cơ sở hạ tầng và công trình công nghiệp. Đặc biệt, cũng từ năm nay, doanh nghiệp này sẽ dừng rót vốn vào đầu tư dự án bất động sản.
LCG xác định 2016 sẽ là năm đầu đánh dấu chiến lược tái cấu trúc mạnh mẽ và quyết liệt để bước vào giai đoạn mới; doanh thu hợp nhất trên 1,100 tỷ đồng và lãi gấp hơn 4 lần năm qua, tương đương 50 tỷ đồng. Đồng thời, khi đạt được lợi nhuận đủ điều kiện chia cổ tức và đã bù đắp lỗ trước đó theo quy định pháp luật, LCG dự kiến mức cổ tức sẽ là 5%.
Trong khi đó, giai đoạn 2016-2020, doanh thu sẽ tăng trưởng bình quân 35%/năm và lợi nhuận trên 40%/năm.
Mặt khác, LCG đưa ra kế hoạch huy động 100 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu hoặc cổ đông chiến lược sau khi thu hồi được ít nhất 150 tỷ đồng từ các dự án BĐS và tài sản có tính thanh khoản cao. Ngoài ra, Công ty chủ động tìm kiếm đối tác chiến lược trong và ngoài nước để huy động 200-300 tỷ đồng sau khi đã hoàn tất cơ bản việc thoái vốn BĐS và phát hành được cho cổ đông hiện hữu.
Theo cơ cấu hiện tại, LCG đang trực tiếp quản lý 4 dự án BĐS gồm KDC Phước, KDC Long Tân – Nhơn Trạch, trường Cao đẳng nghề LICOGI – Thanh Hóa, khu đô thị Lý Thường Kiệt – Bảo Lộc.
Tại đai hội, LCG đánh giá lĩnh vực BĐS có nhiều rủi ro, chiến lược kinh doanh những năm qua chưa rõ nét, mảng kinh doanh chính chưa được chú trọng, thiếu tiềm lực tài chính để mở rộng sang lĩnh vực cơ sở hạ tầng và công nghiệp, cơ cấu quản trị và nhân sự chưa hiệu quả.
Qua đó, sẽ ngừng phân bổ nguồn tiền cho BĐS, bảo lưu vốn lưu động và cắt giảm tối đa các khoản đầu tư không hiệu quả. Trước mắt, BĐS dự kiến đóng góp gần 237 tỷ đồng trong 2016, chủ yếu từ dự án Hiệp Thành, quận 12, Tp.HCM.
Song song đó, LCG chuyển nhượng những dự án không hiệu quả như khu dân cư Nam An (quy mô hơn 7,000 m2, tổng vốn đầu tư 420 tỷ đồng); trường cao đẳng nghề LICOGI, Thanh Hóa (8 ha, 336 tỷ đồng); nhà 49B Phan Đăng Lưu; đồng thời rút vốn đầu tư các dự án tại Hà Nội như dự án CT7 Thịnh Liệt, Khương Thượng,…
Trong khi đó, LCG nhận thấy tiềm năng mảng xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp rất lớn cùng với thâm niên trong ngành. Nguồn thu từ chuyển nhượng BĐS sẽ được dùng để đẩy mạnh mảng này. Bên cạnh đó, tiếp tục tham gia các dự án hạ tầng theo mô hình PPP và được đặt ưu tiên hàng đầu trong quá trình thay đổi cơ cấu danh mục dự án xây dựng.
Theo lãnh đạo LCG, hiện tại đang có 4 dự án công ty đánh giá sẽ mang lại doanh thu lớn nhất và kỳ vọng lợi nhuận tốt trong năm, gồm cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, giá trị hợp đồng trong 6 tháng khoảng 140 tỷ, thời gian thi công nhưng giá trị sản lượng cao.
Thứ hai là BOT 38 đã thi công trong năm 2015, đến 2016 còn ghi nhận doanh thu khoảng 146 tỷ, dự án này sẽ kết thúc thi công vào tháng 5. Kế đến là dự án Hạ Long – Vân Đồn tổng giá trị dự toán ghi nhận để thi công đến thời điểm này khoảng 230 tỷ, ghi nhận doanh thu trong 2016 là khoảng 150 tỷ, dự án này đã xong hết công tác giải phóng mặt bằng và công ty chỉ việc thi công.
Cuối cùng là các d án liên quan đến xây dựng về thủy điện dao động doanh thu 297 tỷ.
Trí Thức Trẻ