Đi bộ mỗi ngày nhưng dùng 4 tư thế sai lầm này, bảo sao càng đi càng bệnh: Cần lưu ý 4 điều quan trọng
Đi bộ là bài tập dễ nhất, nhưng cũng là bài tập dễ mắc lỗi nhất. Nếu bạn đang sử dụng 4 tư thế sau đây, đừng hỏi tại sao càng đi càng thêm bệnh.
- 13-07-2023Người đàn ông có khả năng "đánh lừa" cả thế giới: Đeo 1 chiếc đồng hồ chỉ hơn 200 USD nhưng ai cũng tưởng hàng hiệu tiền tỷ
- 13-07-2023Chỉ có tại Dubai: Bỏ 290 triệu để "ngủ giữa biển" 1 đêm, cảnh sát sở hữu cả biệt đội siêu xe, mô tô bay
- 10-07-2023Làm việc mãi mà không được tăng lương, người EQ cao trực tiếp chỉ ra 6 sai lầm: Nếu ai có thì nên sửa ngay
Tư thế đi, đứng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của chúng ta. Đó chính là những dấu hiệu đầu tiên, cảnh báo về nguy cơ bệnh tật.
Bên cạnh đó, nhiều người không nhận thức được mình đang đi sai tư thế, thường lặp đi lặp lại trong thời gian dài, khiến dấu hiệu bệnh càng trầm trọng thêm.
Do đó, nếu ý thức về tư thế của mình ngay từ đầu, bạn không chỉ kịp thời phát hiện nguy cơ sức khỏe mà còn có thể nhanh chóng điều chỉnh từ sớm, tránh ảnh hưởng tới thể chất lâu dài.
4 tư thế sai lầm khi đi đứng cảnh báo bệnh tật
Đi nhón chân
Khi đi bộ luôn nhón gót, gót chân không chạm đất, còn được biết đến là dáng đi "múa ballet". Người bình thường khi đi tiếp đất bằng gót chân. Nhưng một số người đi kiễng chân mặc dù bàn chân, gót chân chạm đất, như trong múa ballet.
Khi bắt đầu tập đi, trẻ em có thể tạm thời xuất hiện dáng đi ballet, bạn không cần phải lo lắng quá. Nhưng trong những trường hợp khác, nếu có dáng đi này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra vì đó là dấu hiệu có thể mắc bệnh bại não. Ngoài ra, căng cơ tam đầu, co rút gân Achilles, đều có thể gây ra dáng đi bất thường kiểu này.
Gặp tình trạng này, có thể bạn sẽ phải phẫu thuật dây chằng Achilles kéo dài, cải thiện gân co cứng, đồng thời không ngừng phục hồi chức năng sau phẫu thuật để duy trì hiệu quả điều trị, ngăn ngừa gân co rút lại.
Khi đi bộ luôn nhón gót, gót chân không chạm đất, còn được biết đến là dáng đi "múa ballet". Ảnh minh họa: Internet
Dáng đi như cái kìm lớn
Hai chân hướng vào trong, giống như cái kìm lớn. Do sự co cứng gân gót, bước đi xuất hiện tình trạng một dài, một ngắn để duy trì sự cân bằng của cơ thể. Đột quỵ, tổn thương dây thần kinh ngoại biên, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra bước đi như cua.
Muốn thay đổi, mọi người cần mang gác chân hay mang giày chỉnh hỗ trợ mắt cá chân, giữ cho chiều dài tương tự như hai chân, cũng có thể được điều trị bằng thuốc để cải thiện gân co rút. Nếu kiểm tra phát hiện tổn thương dây thần kinh thì cần được phẫu thuật.
Hai chân hướng vào trong, giống như cái kìm lớn. Ảnh minh họa: Internet
Bước đi hình cái kéo
Nhiều người có dáng đi hình cái kéo điển hình, hai đùi khép lại, chân bắt chéo nhau, dễ dẫn đến tình trạng bị vấp chân, té ngã. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh về cơ xương khớp, cần thăm khám kịp thời. Phương pháp điều chỉnh phổ biến là sử dụng các loại thuốc giảm căng cơ, giảm co cứng, có thể được dùng bằng đường uống hoặc tiêm để làm giảm triệu chứng, làm phẫu thuật chỉnh hình khi cần thiết.
Lòng bàn chân chạm đất trước
Người bình thường đi bằng gót chân chạm đất trước, nếu phát hiện lòng bàn chân chạm đất trước, chứng tỏ khả năng điều khiển cơ bắp của bạn yếu, có khả năng là do dây thần kinh bị chèn ép, thoát vị đĩa đệm thắt lưng , dẫn đến suy giảm chức năng cơ và thần kinh.
Đi bộ thế nào cho đúng tư thế, nhận được nhiều lợi ích sức khỏe?
Đi bộ sai cách trong thời gian dài không chỉ khiến tư thế xấu đi mà còn gây mỏi khớp, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, vì sức khỏe, ngoài việc đi bộ nhiều hơn, bạn cũng cần chú ý nhiều hơn đến tư thế đi bộ và tốc độ đi bộ, đồng thời nắm vững phương pháp đi bộ chính xác.
Tư thế đi bộ đúng có thể rèn luyện các cơ cốt lõi, cải thiện chức năng khớp, tránh đau nhức cơ, giảm mệt mỏi về thể chất và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Muốn đạt được những hiệu quả này, cần ghi nhớ 4 điều quan trọng sau đây.
1. Ngẩng cao đầu
Khi đi phải ngẩng đầu lên, cằm hướng về phía trước, nhìn về phía trước, vai đưa ra sau, không gồng vai, giữ thẳng thân trên, không chúi về phía trước hoặc phía sau.
Khi đi bộ, không chúi về phía trước hoặc phía sau, giữ thẳng lưng và vai, ngẩng cao đầu. Ảnh minh họa: Internet
2. Gót chân chạm đất trước
Khi bước đi, gót chân phải chạm đất trước, trọng tâm cơ thể dồn xuống gót chân, sau đó cảm nhận trọng tâm cơ thể "cuộn" từ gót chân đến mũi chân.
3. Cánh tay vung tự nhiên
Khi đi bộ, hai cánh tay cũng nên đung đưa qua lại một cách tự nhiên theo bước chân, khuỷu tay ở tư thế hơi cong.
4. Mũi chân hướng thẳng về phía trước
Khi đi, hãy bước về phía trước một cách vững chắc và tự nhiên, mũi chân hướng về phía trước. Tốc độ đi bộ của mỗi người khác nhau, ngoài nhu cầu tập thể dục, 80 mét mỗi phút là phù hợp.
Trí Thức Trẻ