Đi cà phê để tìm cảm giác như đi du lịch - nhu cầu giải tỏa mới, khiến các quán cà phê đẹp như resort tại Sài Gòn luôn kín lịch mỗi cuối tuần
Có thể sau hậu dịch Covid-19 mà cũng có thể là do Sài Gòn dạo gần đây có quá nhiều quán xây theo mô hình này mà nhu cầu tìm cảm giác như đi du lịch thông qua các buổi cà phê cuối tuần cũng ngày càng cao.
- 29-05-2022Việt Nam đẹp lạ kỳ khi được ''biến hình'' thành Anime Nhật Bản qua nét vẽ của nhà thiết kế trẻ
- 29-05-2022Bãi biển đầy "ngọc quý" ngỡ như ở hành tinh khác, xem ảnh thôi đã muốn đóng hành lý và lên đường
- 29-05-2022Fansipan không bao giờ cũ: Những góc đẹp đỉnh ở khu du lịch “nóc nhà” Đông Dương, mỗi năm ghé là một lần choáng ngợp
"MỘT NĂM CÓ THỂ ĐI DU LỊCH ÍT HƠN, NHƯNG CÀ PHÊ MỖI TUẦN PHẢI CHẤT LƯỢNG HƠN TRƯỚC"
Điều này gần như xuất hiện nhiều ở các thế hệ cuối GenY và một ít ở thế hệ GenZ. Mặc dù không biết chính xác nó xuất phát từ lúc nào, nhưng kể từ khi hậu giãn cách dịch Covid-19, do nhu cầu đi lại trong nước lẫn quốc tế gặp nhiều khó khăn khiến nhiều người dành phần lớn thời gian cho việc ở nhà. Từ đó, họ thay đổi thói quen, cộng nhiều thứ tác động đến cuộc sống như tài chính, sức khỏe,... nên với một số người, việc dành thời gian để đi du lịch xa vào lúc này là không cần thiết. Thay vào đó, họ chọn cách tiết giảm chi phí từ các chuyến đi du lịch xa bằng các hình thức trải nghiệm khác. Ví dụ như ai có tiền và có thời gian thì có thể chọn Staycation, còn không thì có thể đầu tư vào các buổi cà phê cuối tuần.
Như chị T. (quận 8) hiện làm tại một công ty Agency tại quận 1 cho biết: "Nếu là tôi của trước kia thì đi cà phê chỉ là để có dịp gặp hội bạn tám chuyện, chụp hình linh ta linh tinh. Còn giờ đây, cảm giác đi cà phê cuối tuần với tôi là một cái gì đó quan trọng không kém như khi mình đi du lịch vậy. Cũng tốn thời gian, tốn chi phí, vậy tại sao mình không nâng tầm nó lên như một buổi "Staycation trong vài giờ"?
Từ cách suy nghĩ đó, chị T. đã bắt đầu lên cho mình danh sách các quán cà phê hay nhà hàng kết hợp mô hình quán nước với tiêu chí chất lượng đồ ăn tốt và không gian phải thật đẹp, tạo cảm giác như ở các resort để thỏa cái nhu cầu này của mình. "Thế thì đồng nghĩa với chi phí chi trả cho một buổi cà phê của tôi cũng phải đắt hơn trước. Thay vì trước dịch tôi hay tiêu tốn khoảng 40k - 90k/ly cà phê với cường độ 4 - 5 lần/tuần, thì bây giờ mỗi chầu cà phê cuối tuần của tôi rơi vào khoảng 300k - 600k/lần, nhưng không hẳn chỉ uống cà phê mà còn là chi phí cho các món khác như cocktail hay một bữa tối kết hợp tại chỗ.
Trải nghiệm thế này tôi thấy khá thoải mái và nhanh chóng nạp được nguồn năng lượng mà không cần phải xin nghỉ phép ở công ty. Bù lại thì các buổi cà phê trong tuần lê la tôi cũng hạn chế lại, khoản chi phí cho việc đi du lịch cũng gói gọn lại thay vì 3 - 4 lần/năm thì giờ còn 1 - 2 lần/năm. Có lẽ bây giờ tôi tập trung vào chất lượng hơn là số lượng.
QUẬN 2, QUẬN 7 - THIÊNG ĐƯỜNG CỦA CÁC QUÁN CÀ PHÊ - NHÀ HÀNG ĐẾN ĐỂ "THƯỞNG THỨC" CÁI ĐẸP VÀ TÌM KHÔNG GIAN TÁCH BIỆT
Ngoài những người có tư duy và lối sống như chị T. bị ảnh hưởng bởi thời gian dài ở nhà thì một nguyên do khác góp phần làm nên xu hướng này là vì tại Sài Gòn gần đây có rất nhiều các quán cà phê/nhà hàng xây theo mô hình như thế này. Và nó tập hợp nhiều nhất tại các khu vực quận 2 và quận 7.
Tùy vào mô hình và phân khúc khách mà mỗi một quán sẽ có cách lựa chọn mặt bằng, chất lượng và kinh phí đầu tư khác nhau. Nhưng điểm chung của những quán này đều có không gian đẹp, tạo cảm giác tách biệt giống hệt các khách sạn, resort ở các vùng biển.
Ngoài bán đồ ăn, cảnh đẹp, các quán này còn bán kèm cả "văn hóa" và sự trải nghiệm đặc thù được ảnh hưởng từ người chủ, hoặc từ sự cộng hưởng bởi các nhóm khách hàng nằm trong phân khúc mà họ nhắm đến. Chính vì điều đó mà có không ít người khi đến các quán cà phê ở khu vực quận 2 và quận 7 thường có cảm giác giống như mình đang ở một thành phố du lịch.
Sự khác biệt này được hình thành đầu tiên là vì quận 2 và quận 7 xưa nay vốn tập trung khá đông lượng người nước ngoài sinh sống. Văn hóa khác, nhu cầu khác, đến cả món ăn cũng khác. Từ đó mà chẳng lạ gì khi bạn tìm đến một quán cà phê hay nhà hàng ở nơi này mà họ chỉ có duy nhất tấm menu toàn tiếng Anh, hay tìm đỏ con mắt cũng không có món đồ ăn, thức uống nào "thuần Việt", ngoại trừ một số món đặc sản được "quốc tế hóa" không thể thiếu như: Cà phê Việt, Phở, bánh mì,...
Trí thức trẻ