MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Di dời nhà máy khỏi nội đô Hà Nội: ‘Đất vàng’ sẽ dùng vào việc gì?

23-12-2022 - 14:21 PM | Bất động sản

9 nhà máy, cơ sở sản xuất phải di dời khỏi nội đô TP Hà Nội trong 3 năm tới vì ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và không phù hợp quy hoạch.

Tại Hà Nội, từ nay đến 2025, thành phố sẽ có 9 nhà máy, cơ sở sản xuất phải di dời khỏi nội đô để đảm bảo giảm ô nhiễm môi trường và theo đúng quy hoạch của thành phố. Trong 9 nhà máy, có 2 nhà máy tọa lạc trên các khu đất rộng trên 50.000m2, thậm chí có nhà máy nằm trên khu đất lên đến gần 160.000m2. Hay có những nhà máy lại nằm trên các khu đất quanh Hồ Hoàn Kiếm như Hàng Tre, Hàng Bồ, Nhà Chung. Những khu đất này, sau khi nhà máy di dời sẽ được ưu tiên bổ sung xây dựng các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng, trường học, cây xanh, vườn hoa theo đúng định hướng và quy hoạch.

Có một thực tế như tại tít báo Giao thông "Cần quy định cụ thể hơn việc dời nhà máy nhưng lại "nhồi" cao ốc. Như bài báo đề cập, nhà máy "dời" đi, nhà ở lại được "nhồi" vào khiến dân số tăng đáng kể.

Dự án 90 Nguyễn Tuân từ nền đất xí nghiệp xe buýt, nó đã được "đưa trở lại" vào 900 căn hộ và nhà liền kề.

Dự án Thống Nhất Complex, 82 Nguyễn Tuân. Tiền thân là Nhà máy xe đạp Thống Nhất, 17.000m2 đất mọc lên 2 tòa nhà 25 tầng với khoảng 1.300 cư dân

Dự án Mipec Rubik 360, số 122 - 124 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy có hai khối nhà 35 cao "chọc trời" được "mọc" lên từ Khu đất hơn 39.000 m2, vốn là bãi đỗ xe bus và trung tâm điều hành xe Tân Đạt.

Khi di dời cả 9 cơ sở trên, theo Hội kiến trúc sư Việt Nam, Hà Nội sẽ có thêm quỹ đất hơn 52 ha. Một vài trong số đó theo quy hoạch sẽ là khu đất hỗn hợp, trường học, nhà ở, bãi đỗ xe hay đất công cộng. Theo các nhà quy hoạch và kiến trúc sư, Tái thiết đô thị từ những khu 'đất vàng' trung tâm là cơ hội quý với Hà Nội.

Trong quá trình đô thị hóa, việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội thành đến khu vực mới phù hợp quy hoạch là cần thiết và là xu hướng.

Tuy nhiên, qua một số vụ việc gần đây đã nêu ra những bài học phải trả giá đắt, bài học xương máu về lợi ích nhóm, bắt tay nhau biến tài sản Nhà nước thành của tư nhân với giá rẻ mạt.... Do vậy, cần đặc biệt coi trọng đến công tác giám sát của các tổ chức, đoàn thể, của báo chí và của nhân dân để đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch của từng bước trong quy trình thực hiện; cân bằng, hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp.

Ông Phùng Mạnh Dũng - Phó Trưởng Phòng Đăng ký thống kê đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ cùng bàn luận để làm rõ hơn về vấn đề này.

Theo Ban Thời sự

VTV.VN

Trở lên trên