Đi học hay đi làm khổ hơn? Nếu không nhận ra được 1 điểm mấu chốt này thì dù làm bất cứ việc gì bạn cũng chẳng thể hạnh phúc
Đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ nhận ra, học hành và làm việc đều sướng và khổ như nhau.
- 10-12-2021Nhà tuyển dụng nữ: "Sờ tay tôi và nói cảm nhận đi", nam ứng viên rưng rưng nước mắt đưa đáp án và được gọi đi làm ngay
- 10-12-2021Sếp hỏi: "Bạn có thông minh không", ứng viên nữ tuyên bố 1 câu mà đánh bại 2 đối thủ nói "Có", được công ty mời đi làm luôn
- 09-12-2021Tỷ phú Amazon chia sẻ điều đặc biệt cùng làm với người tình, khác hẳn so với vợ cũ, lý giải vì sao "đường ai nấy đi"
- 09-12-2021Mỗi tuần làm đúng 15 tiếng nhưng vẫn kiếm dư tiền đi du lịch thế giới, sống như trong mơ: Cô gái này đang làm gì vậy?
Sau khi đi làm, bước chân vào vòng quay kiếm tiền, tôi thường hay nghe đồng nghiệp than vãn rằng họ mong muốn được quay lại thời học sinh sinh viên để được học tập, được giao lưu bạn bè, được trải qua những ngày tháng vô lo vô nghĩ.
Nhưng, khi được một vài lần tiếp xúc với các bạn sinh viên, tôi lại nghe các cô cậu nói lên sự háo hức về tương lai, cho rằng đi làm kiếm tiền thật sung sướng biết bao vì có tiền để mua những thứ mình thích, không cần phải chịu giày vò bởi bài tập luận án nữa.
Vậy thì đi học hay đi làm, cái nào sướng hơn và cái nào mệt mỏi hơn?
Tôi đi làm từ 9h sáng đến 6h tối, bạn đi học từ 8h sáng đến 5 giờ chiều. Tôi tăng ca đến 10h, bạn cũng phải làm bài tập đến giữa khuya. Tôi phải chạy doanh số, bạn thì đau đau bởi áp lực thành tích. Tôi đối diện với sự chỉ trích của cấp trên, bạn phải đối mặt với sự phê bình của thầy cô. Tôi sợ thất nghiệp, bạn thì sợ rớt môn.
Tôi cảm thấy tương lai mịt mù, bạn thì lạc lối không biết đi đâu về đâu. Tôi có nhiều lúc muốn nghỉ việc, bạn thì lắm lúc muốn từ bỏ. Tôi không được thăng chức mặc dù cố gắng rất nhiều, bạn cũng chẳng tiến bộ mặc dù đã phấn đấu hết mình. Tôi thật sự mong muốn tiền lương cao hơn, bạn cũng mơ có ngày nhận được bằng cấp.
Thật ra, làm việc và học tập đều có cái khổ của riêng nó. Con người đi làm để kiếm tiền sinh sống, thực hiện những nguyện vọng đã đặt ra. Con người đi học để tích lũy tri thức, tạo tiền đề cho sự thành công sau này. Có người cảm thấy đi làm khổ cực và cũng có người cảm thấy đi học càng khổ hơn. Sự cảm nhận này phụ thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi người.
Con người chúng ta luôn mắc một chứng bệnh thường gặp: Không biết hài lòng với những gì mình đang có. Nhiều bạn học sinh đang cắp sách đến trường chỉ mong thời gian trôi qua mau để đi làm kiếm tiền, thoát khỏi "bể khổ" của sách vở. Nhiều nhân viên văn phòng lại muốn thời gian quay trở lại để họ có thể hưởng thụ những ngày tháng học hành thoải mái, chứ không phải chỉ biết cắm đầu cắm cổ làm việc như hiện tại.
Đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ nhận ra, học hành và làm việc thực chất đều có sướng, có khổ như nhau. Cái khổ thật sự ở đây là khi con người học hành và làm việc mà không hề cảm thấy vui vẻ.
"Tại bố mẹ nghèo" là lời biện minh của kẻ thất bại: Cuộc đời mỗi người giàu sang hay nghèo khổ thật ra chỉ cần duy nhất 1 yếu tố
Có anh công nhân làm việc vất vả trong nhà máy. Cả ngày làm việc cực nhọc là thế, nhưng anh vẫn cảm thấy vui và luôn cố gắng hết mình. Vì anh biết, công việc này đã cho anh những đồng lương để chăm lo cho gia đình. Vậy thì đây có thể gọi là làm việc cực khổ không?
Có cậu sinh viên học chuyên ngành mỹ thuật. Môn học đòi hỏi cậu phải làm đồ án liên tục. Mặc dù cậu phải học hành thâu đêm suốt sáng, có ngày phải thức trắng nguyên đêm để hoàn thành cho xong bộ tác phẩm. Thế nhưng, ngoài một chút lao lực về sức khỏe ra thì tinh thần của cậu vẫn luôn ở trạng thái tốt nhất. Tất cả là vì cậu được theo đuổi môn học mà cậu yêu thích nhất, đó chính là vẽ. Vậy thì đây có thể gọi là học hành mệt mỏi không?
Đi học hay đi làm đều đòi hỏi con người dành ra sự nỗ lực và phấn đấu để tiến về phía trước. Chỉ cần chúng ta cảm thấy thỏa mãn với những điều đang làm thì mọi cực khổ đều không đáng để nhắc tới.
Chính vì vậy, đừng bao giờ đặt câu hỏi đi học hay đi làm cái nào mệt mỏi hơn, mà hãy tự hỏi chính mình: Bạn có thấy vui với cuộc sống hiện tại hay không?
(Nguồn: Zhihu)
Pháp luật và bạn đọc