Đi họp lớp nhìn thấu 3 kiểu người điển hình
Có 3 kiểu người điển hình trong buổi họp lớp, chắn hẳn ai cũng từng gặp qua trong đời.
- 21-09-2023U60 đi họp lớp sau 45 năm, tôi chứng kiến "vở kịch đời người": Bạn cũ cùng tuổi, mỗi người một buồn, vui, thăng trầm...
- 20-09-2023Dự họp lớp sau 30 năm, tôi nhận ra: Con đường ở dưới chân bạn, khó hay dễ phụ thuộc vào mỗi người
- 18-09-2023U50 đi họp lớp sau 35 năm, tôi phát hiện ra 5 điểm chung “đau lòng” giữa những người bạn cũ cùng tuổi
Thời đại công nghệ số phát triển, việc giao tiếp với mọi người trở nên dễ dàng hơn. Dù bạn bè ở cách xa nửa vòng trái đất, chênh lệch múi giờ thì vẫn có thể cập nhật tình hình cuộc sống của nhau thông qua các bài đăng trên mạng xã hội. Tuy nhiên, qua những buổi họp lớp gặp mặt trực tiếp, người đàn ông đã phát hiện ra cuộc sống của bạn bè trên mạng xã hội phần lớn là "tốt khoe ra, xấu xa che bớt lại", bản chất thực sự của mỗi người được phởi bày ở bữa tiệc gặp mặt.
Đây là 3 kiểu người có lẽ bạn sẽ dễ nhận thấy trong những buổi họp lớp:
1. Người thích thể hiện, muốn trục lợi từ các mối quan hệ
Anh Châu, bạn cùng lớp, từng là thành viên hội đồng học sinh, thời còn đi học luôn giữ thành tích xuất sắc nên ai cũng ngưỡng mộ.
Ngay khi đến bữa tiệc, anh ta đã lấy ra món đồ uống mà anh mang theo và nói: "Đồ uống hôm nay tôi sẽ bao hết, không ai được tranh với tôi." Anh ta lân la mời mọi người và giới thiệu không ngừng về 1 dự án đầu tư hời, dễ sinh lời lớn, tham gia càng sớm, càng sớm giàu… , giá trị đầu tư của nó là bao nhiêu, nếu tiết kiệm một hoặc hai chai thì sẽ sinh lãi như thế nào,... Vậy là chỉ trong vài tiếng bữa tiệc diễn ra, anh Châu đã có được 7, 8 khách hàng xuống tiền cọc.
Tuy nhiên, ngay hôm sau khi mọi người tỉnh táo và thử tìm hiểu về dự án đầu tư kia, họ lập tức thất vọng. Thì ra anh Châu đã lợi dụng lòng tin của bạn bè để kiếm mối làm ăn, nói dối và trục lợi về mình. Bao nhiêu tình cảm bạn bè xưa cũ đã hóa thành nỗi thất vọng, tức giận tột cùng.
Sự tin tưởng là một trong những yếu tố để xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Hãy hành xử đúng mực để xứng đáng với niềm tin đó.
2. Giễu cợt, không công nhận thành công của bạn bè
Trong số các bạn trong lớp, Lão Chiêu được mọi người ca tụng là người thành công.
Anh sinh ra trong một gia đình giàu có, cha anh làm chủ một xưởng chế biến gỗ, thu nhập hàng năm lên đến hàng hàng chục tỷ đồng.
Sau khi tốt nghiệp, anh kế thừa công việc kinh doanh của cha mình và lấy một người vợ môn đăng hậu đối, con cái cũng được gửi đến các trường tư ở thành phố lớn.
Trong bữa tối, Lão Chiêu luôn thể hiện sự giàu có và quyền thế của mình, anh ta nói rằng: “Nếu bạn cùng lớp nào gặp khó khăn, hãy tìm đến tôi. Tôi có thể giúp mọi người sắp xếp công việc hoặc đầu tư vào dự án. Tôi chân thành mong rằng tất cả các bạn trong lớp chúng ta đều có thể trở nên giàu có..."
Đột nhiên có người nói: "Không ngờ lớp chúng ta lại có hai ông chủ lớn, Lão Chiêu và Vương Lâm đều giỏi, lại đây cùng uống một ly đi."
Vương Lâm là một người kín tiếng, không giỏi ăn nói, nhưng mọi người đều biết rằng anh ấy mới mở một nhà máy điện tử lớn ở Đông Quản.
Đây là một lời nhận xét bình thường nhưng lại khiến Lão Chiêu cảm thấy rất khó chịu, cho rằng sao anh Vương có thể “ngồi cùng mâm với mình”, đồng thời buông lời chế nhạo.
Lúc này mọi người mới ngẫm ra một sự thật - có những người muốn bạn sống tốt nhưng lại không muốn bạn sống tốt hơn họ. Một số người thậm chí còn thể hiện vị thế của mình của mình bằng cách so sánh bản thân với những người ở vị trí thấp hơn, tìm cách dìm họ xuống.
Nhiều người ở tầng lớp trung lưu có thể nghĩ rằng: “Nhờ những buổi hợp lớp, họ sẽ có cơ hội tiếp xúc với những người bạn có chức có quyền, ở vị trí cao hơn, từ đó có thể nhờ cậy sự giúp đỡ”.
Nhưng sau khi tham gia những bữa tiệc thế này, họ có lẽ sẽ từ bỏ suy nghĩ này.
3. Âm thầm quan sát
Tất nhiên, không phải tất cả bạn bè đều ích kỷ và mưu mô, cũng có những người thực sự tốt bụng và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Nhưng những người này thường không bao giờ biến mình trở thành trung tâm bữa tiệc mà thầm lặng quan sát, hành động.
Diễn viên nổi tiếng Trung Quốc Ngô Mạnh Đạt và Châu Nhuận Phát là cặp bạn thân gắn bó từ những ngày đầu bước chân vào showbiz.
Khi nam diễn viên Ngô Mạnh Đạt còn trẻ, anh mắc nợ rất nhiều do cờ bạc và đã nhờ bạn cùng lớp Châu Nhuận Phát giúp đỡ. Châu Nhuận Phát từ chối trực tiếp. Nhưng anh ấy đã bí mật liên lạc với một đoàn làm phim và mời Ngô Mạnh Đạt đi quay phim.
Do đó, Ngô Mạnh Đạt bắt đầu miệt mài làm việc và cố gắng trả hết nợ trong vòng 3 năm. Đồng thời, ông tích cực trau dồi diễn xuất suốt một thời gian dài và gặt hái những thành công trong sự nghiệp.
Hơn 10 năm sau kể từ khi bị bạn thân từ chối cho vay tiền, Ngô Mạnh Đạt mới biết được sự thật từ vị đạo diễn năm xưa mời ông đóng phim khi cùng quẫn nhất: "Châu Nhuận Phát là người giới thiệu anh với tôi. Nếu không có Châu Nhuận Phát, Ngô Mạnh Đạt có thể không phải cái tên nằm ở hạng mục nhân vật chính". Lúc này, Ngô Mạnh Đạt mới nhận ra ông đã hiểu lầm Châu Nhuận Phát suốt 10 năm.
Sự việc sáng tỏ, Ngô Mạnh Đạt và Châu Nhuận Phát quyết định nối lại tình bạn năm xưa.
Trong quá trình trưởng thành và già đi, vòng bạn bè chúng ta ngày càng hẹp dần, hãy trân trọng những nguời bạn còn ở lại cạnh bạn. Những người đáng tin cậy sẽ kiềm chế bản chất xấu xa của con người, kiên quyết đối xử tốt với người khác, thấu hiểu và sẽ không lợi dụng người khác. Thời gian trôi qua, điều kiện sống khác nhau, các bạn học cũ đều thay đổi từ trong ra ngoài. Thật khó để bày tỏ cảm xúc thật khi chứng kiến muôn vẻ của những người bạn cũ sau bao năm không gặp gỡ...
Phụ nữ số