Đi làm 2 ngày, nghỉ 5 ngày, chàng trai Nhật Bản được "nghỉ hưu" sớm: Tự cắt tóc, mua quần áo cũ, đi bộ hoặc đi xe đạp
“Công việc chỉ sinh ra để thỏa mãn cuộc sống, quá chú tâm vào nó sẽ làm mất đi ý nghĩa của cuộc sống”.
- 12-07-2023Xu hướng ở nhà siêu nhỏ ở thành phố có giá bất động sản đắt nhất nhì thế giới: Chi hơn 25 tỷ đồng mua được căn hộ 9m2 là điều nhiều người mơ ước
- 11-07-2023Vào phòng vệ sinh khách sạn, người đàn ông phát hiện camera ẩn được “ngụy trang” trong vật dụng không ngờ tới
- 11-07-2023Sống "thờ ơ" với con cái, tuổi 75 vào viện dưỡng lão khiến tôi nhận ra bài học đắt giá: Thiếu tình thân, tiền bạc nhiều đến đâu cũng là dư thừa
Trong khi rất nhiều người trẻ 25 tuổi khác đang cật lực đi làm kiếm sống thì Hiroshi Ohara (Chiba, Nhật Bản) sớm đã hiện thực hóa hành trình "nghỉ hưu sớm và tự do tài chính" của mình, khiến nhiều người ngưỡng mộ vô cùng.
Sau khi tốt nghiệp trung học, Hiroshi Ohara bắt đầu suy nghĩ xem nên tiếp tục học hay đi làm? Thi Đại học và bị trượt, Hiroshi Bay ra nước ngoài để lấy lại tinh thần, sau đó lại tiếp tục quay về đi làm thêm kiếm tiền sinh hoạt. Anh làm thêm ở hiệu sách, siêu thị, nhà máy..., làm việc 12 tiếng một ngày, hoặc hơn, thậm chí có những khi cả tuần không nghỉ, không có thời gian cho cuộc sống cá nhân.
Sau 7 năm làm việc chăm chỉ, từ một nhân viên siêng năng trong cửa hàng tiện lợi, Hiroshi đã trở thành nhân viên bán hàng trong một nhà máy lớn với mức lương hàng tháng hơn 160.000 Yên (khoảng 26 triệu đồng).
Tuy nhiên, mức lương có vẻ không tồi đó hoàn toàn không cải thiện nhiều chất lượng cuộc sống của anh. Vật giá và giá nhà ở Tokyo rất cao, Hiroshi Ohara phải trả 70.000 yên (khoảng 11,6 triệu đồng) tiền thuê nhà mỗi tháng, sau khi trừ đi các tiện ích và nhu yếu phẩm hàng ngày khác, anh hầu như không để ra được đồng nào.
Bên cạnh đó, văn hóa cạnh tranh điên cuồng tại nơi làm việc của Nhật Bản cũng khiến anh cảm thấy ngột ngạt, các đồng nghiệp cạnh tranh với nhau để có thể được tăng ca, dường như ở lại công ty là con đường duy nhất để phát triển sự nghiệp. Hiroshi nhận ra một điều: lương cao nhưng chất lượng cuộc sống hoàn toàn không như ý. Cứ như vậy, anh quyết định thoát khỏi cuộc sống hiện tại. Anh từ bỏ công việc ổn định, rời xa khu trung tâm nhộn nhịp và thuê một căn nhà ở vùng ngoại ô với giá chỉ 20.000 yên (khoảng 3,3 triệu đồng) và bắt đầu cuộc sống mới.
Hiroshi thoát khỏi những mối quan hệ xã giao không đi tới đâu, ngừng đâm đầu làm việc cả ngày lẫn đêm và bắt đầu tĩnh tâm lại, nhìn nhận lại cuộc sống của chính mình, không ngừng nhìn vào bên trong và khám phá xem mình thực sự muốn có một cuộc sống như thế nào?
Sau khi nghỉ việc, Hiroshi tìm được công việc bán thời gian là nhân viên chăm sóc tại một viện dưỡng lão ở ngoại ô. Công việc này rất nhàn hạ, một tuần làm 2 ngày và nghỉ 5 ngày, thu nhập hàng tháng khoảng 13 triệu đồng. Mức thu nhập vốn không tệ, nhưng ở một nước có mức tiêu dùng cao như Nhật Bản, Ohara Hiroshi bị xếp vào tầng lớp nghèo.
Để tiết kiệm tiền, Hiroshi Ohara không bao giờ đến tiệm hớt tóc để cắt tóc mà sẽ chỉ cắt tóc ở nhà, quần áo đều chỉ có một màu mua ở các cửa hàng đồ cũ, không chỉ đa năng mà còn bền bỉ, ra ngoài anh sẽ sử dụng xe đạp hoặc đi bộ.
Anh cũng học được cách chế biến các loại rau dại, xung quanh nhà anh có ruộng đất rộng lớn, quanh năm không thiếu rau ăn. Những người thành thị bận rộn hầu hết đã quen với các cửa hàng tiện lợi và đồ ăn nhanh, còn Hirohi, kể từ khi nghỉ việc, anh luôn tự nấu cơm, đó là một loại cảm giác thơ mộng mà thư thái.
Dù mức sống không được như trước nhưng Hiroshi cho biết đây là cuộc sống mà anh mong muốn. "Công việc chỉ sinh ra để thỏa mãn cuộc sống, quá chú tâm vào nó sẽ làm mất đi ý nghĩa của cuộc sống".
Có lẽ, tất cả chúng ta đều đã từng giống như Hiroshi trước kia, không ngừng đẩy hòn đá cuộc sống về phía trước, nhưng cũng không ngừng bị tảng đá đè nén, rơi vào vòng luẩn quẩn của sự kiệt quệ về cả thể chất lẫn tinh thần. Nhưng, anh ấy đã giảm thiểu tối đa nhu cầu vật chất của mình để đổi lấy sự tự do mà mình hằng mong muốn.
Thời gian trôi qua, Hiroshi phát hiện mình càng ngày càng thích hợp với cuộc sống nhàn hạ này, hai ngày làm việc anh kiên nhẫn chăm sóc những bệnh nhân tàn tật nặng, nụ cười trên khuôn mặt họ khiến anh cảm động, cũng khiến anh cảm thấy bình yên, khoảng thời gian rảnh rỗi còn lại, anh dùng nó để làm những gì mình yêu thích - đọc và viết.
Cứ thế, sau 5 năm "ẩn cư", Hiroshi Ohara bắt đầu ghi lại lối sống "làm hai ngày nghỉ năm ngày" của mình và xuất bản thành sách.
Ngay sau khi được ra mắt, cuốn sách đã lọt vào danh sách bán chạy của Amazon, và anh đã trở thành tác giả có sách bán chạy nhất ngay với cuốn sách đầu tiên của mình!
Sau khi cuốn sách được xuất bản, Hiroshi đã tận dụng cơ hội để sử dụng số tiền đầu tiên kiếm được để làm quỹ khẩn cấp (lương hưu), ngoài ra, cuộc sống của anh ấy không có gì thay đổi, vẫn chủ trương lối sống tối giản trong cuộc sống của mình.
Không có một công việc nở mày nở mặt, không thu nhập ổn định, cô độc, không nơi ở cố định... tưởng chừng như có một cuộc sống thất bại, tưởng chừng như có một sống của một "người ngoài cuộc", nhưng đó lại là cuộc sống mà anh hằng mong ước. Cứ như vậy Hiroshi Ohara đã đạt được niềm vui của một người sống ung dung, tự tại.
Theo 163
Phụ nữ số