MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đi làm chỉ chọn việc “tiền nhiều, việc ít, gần nhà”, 5 năm sau vẫn giậm chân tại chỗ: Người có 3 đặc điểm này mới có thể khẳng định bản thân, nhanh chóng thăng tiến

30-12-2021 - 08:46 AM | Sống

Đi làm chỉ chọn việc “tiền nhiều, việc ít, gần nhà”, 5 năm sau vẫn giậm chân tại chỗ: Người có 3 đặc điểm này mới có thể khẳng định bản thân, nhanh chóng thăng tiến

Theo thống kê, hàng năm có hơn 400.000 cử nhân ra trường. Trong số đó, có rất nhiều người sẽ bắt đầu công việc ở môi trường công sở. Vậy làm thế nào để bản thân có thể nhanh chóng thăng tiến khi mới đi làm?

Mỗi người trẻ đều mang trong mình ước mơ thành công, nhưng bất kỳ người thành công nào cũng phải trải qua hàng ngàn khó khăn mới có thể đạt được kết quả như ý.

Hiện nay, nhiều người trẻ mới vào làm ở môi trường mới, bản thân chưa kịp thích nghi nên khi gặp phải vấn đề, nhiều người sẽ xin thôi việc. Trong khi đó, gốc rễ của vấn đề trong công việc của người trẻ thường đến từ việc cảm thấy mình phải chịu khổ, chịu thiệt khi đi làm.

Hãy nhớ rằng, không có con đường nào dễ dàng, muốn công việc thuận buồm xuôi gió, nên nắm chắc 3 điều “tưởng dễ làm mà khó vô cùng” dưới đây. Chỉ cần kiên trì, nhất định 3 năm sau bạn nhận lại thành quả xứng đáng.

    1. Không ngại khó, ngại khổ

Không trải qua cơn mưa thì khó thấy được cầu vồng. Đối với một nhà quản lý, yêu cầu đầu tiên của họ với một nhân viên trẻ không phải là chuyên môn hay kinh nghiệm mà là khả năng chịu đựng và giải quyết khó khăn.

Đi làm chỉ chọn việc “tiền nhiều, việc ít, gần nhà”, 5 năm sau vẫn giậm chân tại chỗ: Người có 3 đặc điểm này mới có thể khẳng định bản thân, nhanh chóng thăng tiến - Ảnh 1.

Trong khi đó, nhiều người mới đi làm đã mang tư tưởng muốn “tiền nhiều, việc ít, gần nhà”. Mong muốn có một cuộc sống sung túc, nhàn hạ không phải là một điều xấu nhưng không thể lấy đó làm phong cách làm việc, càng không thể mang suy nghĩ này bộc lộ ra ngoài.

Một khi bạn thể hiện tư tưởng này ra ngoài, cấp trên không thể không nhìn bạn bằng “một con mắt khác”. Những nhiệm vụ bạn được giao cũng từ đó mà ít đi, cơ hội được rèn luyện cũng giảm bớt nhiều.

Nhiều người mới đi làm mong muốn bản thân có thể bắt đầu ở vị trí cao, lương tốt, việc nhàn. Nhưng cũng có những người có chí hướng, biết suy nghĩ, sẵn sàng đối mặt với khó khăn để rèn luyện bản lĩnh.

3-5 năm sau, hai nhóm người này có vị trí cách xa nhau trông thấy. Nhóm thứ nhất mong ước nhiều nhưng thực lực không có bao nhiêu, lại không nỗ lực nên mãi giậm chân tại chỗ, không thể thăng tiến như nhóm thứ hai.

Thực tế đã chứng minh, những người trẻ sẵn sàng đối mặt và giải quyết khó khăn là những người có thể khẳng định vị trí của bản thân về lâu dài.

    2. Biết biến hại thành lợi

Ở môi trường làm việc, làm thế nào để bản thân có thể phát triển một cách nhanh nhất và tốt nhất?

Rất nhiều người đi làm lâu năm đã cho biết, muốn phát triển, hãy không ngừng học hỏi. Kể cả khi gặp phải khó khăn hay thất bại, hãy bình tĩnh nhìn nhận và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, biến điều bất lợi thành điều có lợi.

Mỗi một người thành công ta nhìn thấy hôm nay đều là đúc kết từ những điều “bất thường” và gian khổ tạo nên. Mỗi người đều gặp phải khó khăn, nhưng phản ứng của mỗi người mỗi khác, thành quả của mỗi người cũng từ đó mà có sự khác biệt.

Đi làm chỉ chọn việc “tiền nhiều, việc ít, gần nhà”, 5 năm sau vẫn giậm chân tại chỗ: Người có 3 đặc điểm này mới có thể khẳng định bản thân, nhanh chóng thăng tiến - Ảnh 2.

Đối với những người mới đi làm, gặp chút khó khăn cũng có thể xem là chuyện may mắn. Đây là cơ hội để bạn học hỏi và rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm.

Nếu biết cách xử lý trở ngại, không than vãn kêu ca, bạn sẽ vừa có được kinh nghiệm vừa có được cái nhìn thiện cảm của cấp trên và đồng nghiệp. Nhưng nếu bạn liên tục phàn nàn, bạn sẽ mất cơ hội học hỏi, mất luôn cả sự coi trọng của những người xung quanh, đây chính là “thiệt hại kép”.

    3. Giữ thái độ bình tĩnh và tích cực

“Nhân vô thập toàn”, không ai là hoàn hảo, ai cũng từng mắc sai lầm và từng bị phê bình, khiển trách. Một số bạn trẻ mới đi làm, khi bị cấp trên khiển trách thường mất bình tĩnh, thậm chí là khóc. Cách phản ứng này không những không giải quyết được vấn đề mà còn gây cảm giác “phiền phức” khiến cấp trên “ngại” đào tạo bạn.

Một số khác thì giống như những chú nhím, khi bị phê bình sẽ trở nên nóng nảy và phản bác lại cấp trên. Đây cũng là cách xử lý không mang lại gì ngoài bất lợi cho bản thân.

Gặp phải lời phê bình không đáng sợ, không có ai nhắc nhở, chỉ ra lỗi sai cho bạn mới là điều đáng sợ. Thái độ mất bình tĩnh, nóng nảy có thể mang đến cảm giác thỏa mãn về mặt cảm xúc nhất thời nhưng lại lấy đi cơ hội học hỏi và trưởng thành của chính bạn.

Muốn thành công, trước tiên hãy nhẫn nại học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Luôn dùng thái độ tích cực, cầu thị, ham học hỏi, bạn sẽ vừa có được kiến thức, vừa có được thiện cảm, qua thời gian, thành quả sau này sẽ không làm bạn thất vọng.

Thanh Lâm

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên