MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đi làm đã mệt mỏi, nam thanh niên còn bị công ty sa thải vì không tham gia tiệc tùng cùng sếp và đồng nghiệp

22-03-2023 - 20:15 PM | Sống

Bị đuổi việc vì không tham gia các buổi tiệc cùng đồng nghiệp, chàng trai đã đâm đơn kiện ra tòa để đòi lại công bằng.

Không tham gia hoạt động chung cũng bị sa thải

Tháng 11/2022, một tòa án ở Pháp đã tuyên bố anh A., nhân viên làm việc 4 năm cho một công ty tư vấn, bị sa thải oan vào năm 2015 vì không tham gia các hoạt động "bonding" (hoạt động tạo gắn kết) do công ty tổ chức, bao gồm hội thảo và sự kiện cuối tuần.

Theo anh A., những buổi vui chơi này thường liên quan đến tiệc tùng và xảy ra bắt nạt nặng nề. Chẳng hạn, ngủ chung giường khi đi công tác, chế nhạo hành vi tình dục, sử dụng biệt danh thô tục cho nhau và thậm chí đăng ảnh "bịa đặt", xuyên tạc lên mạng.

Về phía người sử dụng lao động, lý do sa thải A. là vì anh quá cứng nhắc về mặt giao tiếp xã hội, luôn đứng bên lề trong các sự kiện và sử dụng giọng điệu hạ thấp để nói chuyện với cấp dưới.

Đi làm đã mệt mỏi, nam thanh niên còn bị công ty sa thải vì không tham gia tiệc tùng cùng sếp và đồng nghiệp - Ảnh 1.

Chàng trai bị sa thải sau 4 năm gắn bó với công ty chỉ vì không tham tiệc tùng

Sau thời gian dài kháng cáo, tòa án cấp cao của Pháp đã ra phán quyết rằng anh A. không có nghĩa vụ phải tham gia các hoạt động này, dựa trên trích dẫn Công ước châu Âu về Nhân quyền và bộ luật lao động của xứ sở rượu vang.

Trên thực tế, không phải ai cũng có tiền, thời gian và nguồn lực để kiện những ông chủ buộc nhân viên phải tham gia vào một môi trường công sở độc hại.

Mỗi khi văn phòng lên kế hoạch tổ chức tiệc, Akshay - kỹ sư âm thanh, phải dành nhiều ngày để chuẩn bị lý do và chiến lược rút lui trước khi sếp say xỉn.

"Họ nói rằng tôi sẽ thất vọng nếu mong đợi những bữa tối sau giờ làm, cuộc trò chuyện vui vẻ với đồng nghiệp hoặc được truyền cảm hứng từ công việc. Thay vào đó, thứ tôi phải đối mặt là các cuộc gọi hàng tuần nhàm chán, khô khan hơn cả sa mạc Sahara với nhóm quản lý và những người chọn cách im lặng như một cơ chế để đối phó", Arman kể lại.

Tuy nhiên, Arman đánh giá trải nghiệm này vẫn tốt hơn nhiều so với niềm vui gượng ép mà một số người bạn của cô đã phải chịu đựng ở công ty.

"Từ những bữa tiệc thường niên, nơi sếp uống say và bắt đầu hỏi những câu khó xử, ép nhân viên nhảy múa đến các buổi ăn mừng sinh nhật hàng tháng với bánh ngọt rẻ tiền, nước trái cây đóng hộp và truyền thống 'Ông già Noel bí mật' vào Giáng sinh. Không phải tất cả trong số đó đều tệ hại, nhưng hầu hết bộ phận nhân sự (HR) không biết cách tổ chức một sự kiện, khiến nó trở nên khập khiễng và chẳng ai muốn đến", Arman nói thêm.

Có nhất thiết phải tham gia tiệc tùng với công ty?

Sau 2 năm Covid-19 khiến mọi cuộc vui bị tạm dừng, giờ đây các buổi tiệc trở nên bùng nổ hơn. Đối với một số người, việc giao lưu với đồng nghiệp sau giờ làm là cách hay để gỡ bỏ sự ngại ngùng và kết nối với nhau hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, một nhóm khác lại không nghĩ như vậy. Họ muốn tách biệt những thứ trên văn phòng với cuộc sống riêng tư và dành thời gian rảnh cho bạn bè hơn là đi uống rượu với đồng nghiệp.

Ai cũng hiểu, hầu hết chúng ta đã dành hơn 40 giờ mỗi tuần cho công ty của mình. Bạn đã gặp đồng nghiệp của mình mọi lúc và thậm chí bạn không chắc mình yêu quý tất cả mọi người. Bạn không muốn nói chuyện với sếp của mình về lớp học khiêu vũ của con gái ông ấy và quán bar mở dường như không có khả năng pha chế đồ uống tử tế.

Đi làm đã mệt mỏi, nam thanh niên còn bị công ty sa thải vì không tham gia tiệc tùng cùng sếp và đồng nghiệp - Ảnh 2.

Hãy khôn ngoan trong chọn lựa các buổi tiệc cơ quan để không bị sếp đưa vào danh sách đen

Nhưng tất cả điều đó là không quan trọng.

Điều quan trọng là sếp mong đợi điều gì ở bạn. Bởi vì nếu bạn đã ký hợp đồng với một công ty thì tổ chức sự kiện giao lưu thường niên giống như một phần văn hóa của công ty, bạn cần phải tham dự.

Johnny C. Taylor, Jr., Giám đốc điều hành của Hiệp hội quản lý nguồn nhân lực cho CNBC biết: "Việc bạn có phải đi dự tiệc cuối năm hay ngày lễ hay không phụ thuộc vào văn hóa công ty. Bởi có một số cuộc tụ tập mà sự vắng mặt của bạn có thể là một động thái hạn chế sự nghiệp".

Một điều khác cần xem xét là vai trò của bạn cấp cao như thế nào. Taylor nói: "Nếu bạn không phải là người đứng đầu công ty, nhưng vẫn ở vị trí khá cao, bạn chắc chắn nên đi.

Cũng theo Taylor, việc từ chối hết lần này đến lần khác không tham gia vào hoạt động chung của cơ quan có thể gây ra tiêu cực lớn.

"Chắc chắn bạn sẽ không bị sa thải nhưng bạn có nguy cơ bị ngắt kết nối với cấp trên, đồng nghiệp và công việc của mình. Điều đó khiến người quản lý của bạn kết luận rằng, bạn chưa sẵn sàng cho việc hòa nhập hay trở thành một phần của công ty.

Bạn nên nhớ từ những điều nhỏ nhặt này đều góp phần tạo nên sự thăng tiến và sự thăng tiến chỉ dành cho người phù hợp với văn hóa công ty", Taylor nói.

Theo Nguyễn Phượng

Thể thao văn hóa

Trở lên trên