Đi làm nhân viên bán hàng, shipper vì thất nghiệp quá lâu
Nhiều người trẻ đã phải tìm cách xoay xở như hạn chế chi tiêu, tìm công việc tay trái… trong giai đoạn bão sa thải và kinh tế khó khăn.
- 09-08-2023Thanh niên tốt nghiệp trường danh tiếng đi làm shipper bị dân mạng chế giễu, nghe mức lương xong ai cũng phải xin lỗi
- 15-07-20234,6 triệu lượt người xem cách cô gái nhận hàng từ shipper
- 25-06-2023Tốt nghiệp đại học hàng đầu đi bán thịt lợn, kỹ sư công nghệ đi làm shipper: Buông bỏ được sĩ diện, không câu nệ tiểu tiết, ắt sẽ thành công!
Nếu thường xuyên lướt các hội nhóm về công việc, sẽ không khó để bạn bắt gặp những bài đăng than thở về tình trạng thất nghiệp dài ngày của nhân sự trong thời gian gần đây. Giữa tình trạng bão sa thải và tìm kiếm việc làm khó khăn như hiện nay, nhiều người trẻ đã phải tìm cách xoay xở vì không có nguồn thu nhập mới suốt thời gian dài.
Khó tìm việc làm giữa bão sa thải
Trà Hằng (25 tuổi) đã thất nghiệp từ tháng 2 năm nay. Trước đó, cô làm back office cho một ngân hàng quốc tế được 8 tháng, tuy nhiên đã xin nghỉ việc do nhiều lý do.
Sau khi nghỉ việc, Trà Hằng chuyển về quê sinh sống khoảng 2 tháng. Sau đó, cô quay lại thành phố và bắt đầu rải CV nhưng đến nay vẫn chưa tìm được công việc phù hợp.
“Mình thất nghiệp đúng thời điểm kinh tế đi xuống nên mọi thứ đều khó khăn. Mình nghĩ nguyên nhân thất nghiệp là do thị trường việc làm không có nhiều cơ hội. Một phần nữa vì bản thân đã lâu chưa làm đúng mảng logistic.
Có một lần đi xin việc, mình đã đến bước trao đổi về hợp đồng lao động, có kết bạn với nhân sự và trao đổi chuyện tiền lương. Tuy nhiên mấy ngày sau họ gọi điện nói mình không phù hợp. Còn có những trường hợp khác, trong vòng phỏng vấn, mình thấy bản thân thể hiện rất tốt trước nhà tuyển dụng nhưng cuối cùng vẫn không nhận được cuộc gọi đi làm. Nhiều lúc mình nghĩ, có phải những công ty gọi mình đến phỏng vấn không thật sự muốn tuyển dụng nhân sự mà chỉ đang khảo sát thị trường lao động hiện nay?".
Trà Hằng cho biết thêm, không riêng cô mà có rất nhiều người bạn khác cũng gặp khó khăn đi tìm việc trong tình hình thị trường lao động khó khăn.
“Có bạn mình đang làm lĩnh vực truyền thông cũng phải tìm việc mới vì dính làn sóng sa thải. Giờ bạn đang làm copywriter freelancer được 3 tháng rồi. Trong khi đó, một người bạn khác mình từng làm trong lĩnh vực thương mại điện tử, lương khoảng 20 triệu đồng/tháng. Nhưng giờ bạn cũng nhảy sang làm tester cho công ty khác, nhận lương giảm gần một nửa. Đổi lại công việc không yêu cầu quá nhiều kinh nghiệm, phù hợp cho một người vừa mất việc như bạn mình", Trà Hằng cho hay.
Cùng cảnh ngộ với Trà Hằng là Thảo Linh (28 tuổi) - một trường hợp khác cũng rơi vào cảnh thất nghiệp khoảng 3 tháng. Cô nàng tâm sự: “Lúc nghỉ công việc cũ, mình đã chuẩn bị sẵn tâm lý trước nhưng không ngờ tình hình thị trường căng thẳng đến thế. Mình bắt đầu hoài nghi có phải trong mắt nhà tuyển dụng, mình đã bị đánh giá là ‘già' nên mới khó tìm việc đến thế?”.
Trước đó Thảo Linh làm trợ lý giám đốc, từng có kinh nghiệm phiên dịch tiếng Anh và tiếng Trung. Sau khi nghỉ việc, cô đã gửi CV đến 5-7 công ty nhưng không thấy bên nào gọi phỏng vấn. Thời gian đầu, Thảo Linh không gửi CV đến công ty ở khu công nghiệp vì cho rằng chế độ đãi ngộ và mức lương ở đây không phù hợp với năng lực bản thân. Tuy nhiên, sau đó cô cũng gửi hồ sơ cho cả những doanh nghiệp này nhưng bất ngờ vì không thấy bên nào hồi âm, trong khi bộ phận tuyển dụng của họ vẫn đăng tin tuyển nhân sự hàng ngày.
Đi bán hàng, shipper vì thất nghiệp quá lâu
Trà Hằng cho biết, điều quan trọng trong thời điểm này là cố gắng giữ vững tinh thần. Cô tâm sự: “Hai tháng đầu mới bắt tay rải đơn mình cũng hoảng, vì không thấy tia hy vọng nào có việc làm mới. Tiền tiết kiệm cứ vơi dần đi. Gia đình cũng tạo áp lực ít nhiều vì bố mẹ thường hỏi mình có việc làm chưa.
Sau đó, mình cố gắng thay đổi cách suy nghĩ, rằng giai đoạn này vừa là kinh tế khó khăn, còn không phải mùa tuyển dụng nên chuyện khó tìm việc là bình thường. Thất nghiệp đã áp lực lắm rồi nên mình cố gắng sống tích cực mỗi ngày, coi như là khoảng thời gian dưỡng sức cho bản thân".
Nói về vấn đề chi tiêu, cô cho hay toàn bộ khoản chi phí trong 6 tháng thất nghiệp đều dựa vào tiền tiết kiệm có sẵn. Cách đây 1 tháng, cô đã xin đi làm nhân viên bán hàng part time để có thêm thu nhập.
Ngoài ra, do không đi làm suốt thời gian nên Trà Hằng đã phải vay nợ từ người thân và bạn bè để trang trải một số khoản chi tiêu. Bên cạnh đó, cô cũng quẹt thẻ tín dụng khi muốn mua những món đồ mình thích.
“Gần đây, mình có làm nhân viên bán hàng để trang trải chi phí sinh hoạt. Thời gian làm việc linh động, bản thân cũng có thêm đồng thu nhập. Mình khuyên mọi người nếu bị stress quá thì có thể thử công việc này, thay vì chỉ ngồi ở nhà và khiến tâm trạng căng thẳng hơn.
Ngoài ra, mình nghĩ nam giới chuyển sang làm làm shipper cũng không phải lựa chọn tồi. Mình có quen một anh đồng nghiệp cũng đang đi giao hàng như một nghề phụ, bên cạnh công việc chính khá bấp bênh vì lương thấp", Trà Hằng nhắn nhủ.
Phụ nữ Việt Nam