MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đi phỏng vấn, nhân sự tuyển dụng rõ ràng nhỏ tuổi hơn ứng viên nhưng vì sao vẫn thích xưng "chị"?

14-11-2021 - 17:42 PM | Sống

Đi phỏng vấn, nhân sự tuyển dụng rõ ràng nhỏ tuổi hơn ứng viên nhưng vì sao vẫn thích xưng "chị"?

Câu hỏi này có vẻ như là thắc mắc chung của khá nhiều người.

Những câu chuyện dở khóc dở cười liên quan đến chủ đề phỏng vấn xin việc dường như chẳng bao giờ kết thúc. Khi thì nhà tuyển dụng là bên lên tiếng mỗi lần gặp phải ứng viên "trên trời", đi xin việc nhưng thiếu hết các kĩ năng cần có, lúc lại là ứng viên kể khổ vì gặp phải nhà tuyển dụng oái oăm.

Hay như mới đây, trên MXH cũng xuất hiện một topic liên quan đến chủ đề này. Người hỏi đã kể lại một trải nghiệm thường có mỗi lần đi phỏng vấn, đó là thường xuyên gặp cảnh nhân sự tuyển dụng nhỏ tuổi hơn mình, cầm CV và biết mình lớn tuổi hơn nhưng vẫn chủ động xưng "chị - em". Câu hỏi được đặt ra là vì sao mấy bạn HR này nhỏ tuổi mà lại thích xưng "chị"?

Đi phỏng vấn, nhân sự tuyển dụng rõ ràng nhỏ tuổi hơn ứng viên nhưng vì sao vẫn thích xưng chị? - Ảnh 1.

Nguồn: Kien thuc kinh te

Thắc mắc này dường như không chỉ riêng chủ post mới có mà nhiều ứng viên khác cũng từng gặp phải trong quá trình xin việc. Và cư dân mạng thì 9 người, 10 ý. Người cho rằng HR đang cố gắng "thị uy", người thì đánh giá đây là một cách xưng hô lịch sự. Ngoài ra, nếu chủ post không thấy hài lòng thì cứ nghĩ theo hướng tích cực là vì trông mình trẻ nên người ta mới gọi vậy.

- Xưng gì chả được - có cái đó thôi mà khó chịu chi. Vô công ty làm một điều nhịn chín điều lành. Vui vẻ thoải mái chớ gặp gì cũng sân si thì mình tự làm khổ mình.

- Hãy xem đó như là 1 lời khen và nên thấy vui mừng. Vì mình quá trẻ, trẻ đẹp hơn họ nên họ kêu bằng em.

- Thể hiện thái độ bề trên nhưng quên mất 1 điều là cũng đi làm thuê như nhau thôi, giống mấy sale của các brand hàng hiệu.

- Vị trí của bạn là đi xin việc , nghĩa là bạn cần người ta. Xưng hô thế nào không quan trọng. Sếp của mình bằng tuổi mình, mình vẫn xưng anh. Người ta cảm thấy được tôn trọng thì trong công việc người ta sẽ giúp bạn tận tình hơn. Còn quan niệm muốn làm anh - chị thì bạn tự làm chủ.

- Mình đi làm ở đâu khi chưa quen, chưa biết rõ tuổi tác thì toàn chủ động gọi người ta là anh, chị nếu nhìn trẻ hơn thì xưng bạn - mình. Phép lịch sự tối thiểu thôi. Đa số những người mình gặp kém tuổi mình họ xưng chị sau biết tuổi thật đều tự "ngại" thôi. Mình cũng chả bao giờ so đo cái việc xưng hô này làm gì, cứ vui vẻ chả mất gì đâu. Chưa kể đi làm ở môi trường mới, dù làm với người ít hay nhiều tuổi thì họ đều là tiền bối, mình nên khiêm tốn để học hỏi hơn là so đo việc nên xưng như thế nào.

Đi phỏng vấn, nhân sự tuyển dụng rõ ràng nhỏ tuổi hơn ứng viên nhưng vì sao vẫn thích xưng chị? - Ảnh 2.

Có người cho rằng này là lỗi sai của HR nhưng cũng có người khuyên chủ post nên nghĩ thoáng hơn


- Trừ khi chênh lệnh quá nhiều, còn xêm xêm chênh 1-3 tuổi thì việc người ta đang là nhà tuyển dụng có xưng "anh - chị" cũng không sao đâu, Bạn đang đi xin việc đừng quá sân si cái đó. Quan trọng mình thể hiện như thế nào để được nhận vào làm công việc mình mong muốn, và nếu làm "em" một vài tháng mà được người ta chia sẻ nhiệt tình để làm công việc mới tốt hơn thì cũng nên bạn nhé.

- Các bạn đó đã có hồ sơ PV mà? Sao biết bản thân nhỏ hơn mà vẫn xưng chị? Lúc trước công ty mình còn có một bạn nhỏ hơn cả mấy tuổi mà còn gọi người ta là BÉ, mình thấy các bạn ấy nên biết trên biết dưới, dù là người làm ở bộ phận nào hay là người tìm việc đi nữa, dù người ta không đạt yêu cầu thì cũng nên để ấn tượng tốt chứ. Đó mới là phép LỊCH SỰ.

- Ai bảo tuổi tác không thành vấn đề vậy? HR tuyển dụng thì cũng là làm công ăn lương, bộ tưởng mình là Giám đốc à mà trịch trượng với người khác. Bé hơn mà xưng chị là vô duyên chứ không phải chuyên nghiệp đâu nhé.

- Cái tôi càng lớn thì càng khó phát triển triển nhé, quan trọng nhất vẫn là năng lực mình thôi. Xưng hô vậy càng khoái mình trẻ thêm vài tuổi.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Ảnh minh họa: Pinterest

Theo M416

Pháp luật & Bạn đọc

Trở lên trên