Đi qua nửa cuộc đời mới nhận ra: Ngủ trong tức giận và đòi nợ người khác là chuyện dại dột, mất công vô ích nhất
Đã giận thì không ngủ, đã không trả thì có đòi cũng chẳng xong, đây chính là 2 bài học quý giá nhất đúc rút từ nhiều năm kinh nghiệm.
- 10-02-2019"Nếu tôi đúng, không cần giải thích quá nhiều": Đã là đàn ông, phải nằm lòng 10 câu nói đầy bản lĩnh này
- 09-02-2019Khởi nghiệp trăm năm, thất bại chỉ trong 1 ngày, bài học đã khiến tôi nhận ra chìa khóa thành công gói gọn trong 2 thứ
- 06-02-2019Những câu nói “sức nặng ngàn cân” giúp thầy Park truyền lửa cho học trò và bài học “thu phục lòng người” ai ai cũng cần phải ghi nhớ!
Thông thường khi con người ta ở độ tuổi 40, gia đình đã ổn định, sự nghiệp đã vào guồng, con cái bắt đầu khôn lớn và các mối quan hệ dần trở nên vững vàng. Đó cũng là lúc chúng ta nhận ra những bài học quý giá từ kinh nghiệm đúc rút suốt bao lâu nay: Không ngủ trong 3 trạng thái này và đừng yêu cầu 3 việc dại dột sau.
1. Không ngủ khi đang tức giận
Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp hay bất hòa giữa vợ chồng, con cái trong gia đình với nhau, rất nhiều người đã ôm nỗi tức giận trong lòng rồi lên giường trùm chăn ngủ. Thực chất, đa số họ chỉ giả vờ ngủ để không phải tiếp tục tranh cãi ầm ỹ nữa. Tuy họ nằm yên nhắm mắt nhưng cả đầu óc vẫn quẩn quanh mâu thuẫn vừa xảy ra.
Cho dù có chìm vào giấc ngủ thật sự thì điều này chỉ đem lại ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe lâu dài của người đó. Sự tức giận bị kìm nén trong khi cơ thể ngủ say có thể thay đổi quy luật phân bố hormone cơ thể, rất nhiều người cảm thấy càng ngủ nhiều càng mệt mỏi, không thể tỉnh táo được. Lâu dần, thân thể sẽ trở nên yếu ớt hơn, có khi mất cả tháng mới điều tiết, khôi phục lại được.
Đừng đưa chiến tranh lạnh và mâu thuẫn lên giường ngủ.
2. Ngủ không đúng giờ sinh hoạt
Đã sống đến nửa đời người, chúng ta phát triển những thói quen cố định trong cuộc sống và công việc của riêng mình suốt nhiều năm ròng. Nếu phá vỡ những quy luật và thói quen này, khả năng thích ứng của cơ thể trở nên kém đi rõ rệt.
Ví dụ như nhiều người có thói quen ngủ trưa, nếu ngày nào đó bận việc không đi ngủ được, cả buổi chiều họ sẽ mệt mỏi, buồn ngủ hoặc mất khả năng tập trung. Ngược lại, với người không thường xuyên ngủ trưa, có dù cho có tranh thủ nằm xuống nghỉ ngơi, họ cũng thao thức khó đi vào giấc ngủ.
Một khi phá vỡ những thói quen này, chúng ta thường phải mất một thời gian dài để điều chỉnh lại, có thể là trong vài ngày, thậm chí kéo dài đến vài tháng. Vì vậy, khi có nhiều thời gian trong những kỳ nghỉ, chúng ta không nên ngủ li bì ở nhà, bỏ bữa sáng, ăn uống thất thường hoặc thức khuya để xem phim... Khi đồng hồ sinh học đã thay đổi trong những ngày nghỉ, bạn sẽ khó có thể quay lại ngay nhịp sống trước kia vào thời điểm bận rộn.
3. Không ngủ khi đã ăn no
Rất nhiều người sau khi ăn cơm no sẽ leo lên giường nằm xem tivi hoặc bấm điện thoại rồi ngủ thiếp đi chỉ trong vài phút. Thói quen ngủ ngay sau khi ăn sẽ gây tổn hại rất lớn tới sức khỏe mỗi người vì tăng gánh nặng cho dạ dày, dễ mất ngủ hoặc gặp ác mộng, ngủ không yên giấc. Ngoài ra, nó còn dẫn tới nhiều loại bệnh khác như béo phì, huyết áp cao, suy nhược thần kinh, khó tiêu...
Nên ngồi nghỉ ngơi để dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn trước khi đi ngủ.
4. Không cần giải hòa bị động
Chúng ta không nhất thiết phải hòa giải với những người từng có mối quan hệ không tốt vì một vài mâu thuẫn trước đây, bây giờ quay trở lại đối xử tốt đẹp, lịch sự và cố làm thân với mình do có mục đích khác. Có thể họ bị lãnh đạo, đồng nghiệp ép buộc hoặc thúc đẩy, cũng có thể họ nhằm vào lợi ích cá nhân nào đó thì hành động ấy cũng không xuất phát từ sự chân thành. Cho dù cải thiện quan hệ tốt hơn thì những người đó cũng chỉ đối xử "bằng mặt mà không bằng lòng". Ngoài miệng họ vẫn sẽ cười nói, quan tâm chúng ta nhưng sau lưng, họ vẫn hẹp hòi, giữ thành kiến, thậm chí là "ngáng chân" mình nếu có cơ hội.
5. Không cần nhờ vả những người cũ
Bất kể vì lý do gì, tốt hay xấu, một khi hai người đã cắt đứt quan hệ thì mọi dây mơ rễ má khác cũng nên chấm dứt hẳn. Đừng bao giờ nhờ vả, xin giúp đỡ từ những người cũ để rồi đem lại hậu quả nghiêm trọng.
Nếu đối phương còn nể tình xưa nghĩa cũ đồng ý giúp, bạn sẽ lại mắc nợ ân tình của người ta. Còn nếu đối phương âm thầm ghét bạn, người ta hoàn toàn có thể cố tình làm hỏng việc, khiến bạn rơi vào rắc rối để trả thù.
6. Không cần đòi những khoản nợ xấu khó đòi
Không cho vay thì mất bạn, cho bạn vay thì mất cả bạn lẫn tiền.
Những người bị xếp vào hàng ngũ "nợ xấu khó đòi" đã chứng minh cho chúng ta thấy bản chất thật của họ hoàn toàn không đáng tin. Vì với người biết giữ chữ tín và muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với người khác, chẳng cần ai đòi, họ cũng tự động thu xếp trả nợ càng sớm càng tốt. Không chỉ thế, họ còn biết ơn vì chúng ta đã sẵn sàng chìa tay giúp đỡ họ trong lúc khó khăn.
Ngược lại, với những người không những không mang ơn, không cố gắng trả nợ mà còn tỏ thái độ khó chịu khi bị nhắc nhở trả tiền, bạn đừng bao giờ chờ mong gì ở họ. Kiểu người này có bị đòi nhiều đến mấy cũng là vô ích.