Địa phương có quy mô GRDP lớn nhất đóng góp bao nhiêu vào GDP cả nước trong 10 năm qua?
Năm 2011, địa phương có quy mô GRDP lớn nhất đóng góp hơn 24% vào GDP cả nước. Tuy nhiên, năm 2021, tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng hơn 15%.
- 23-08-2022Địa phương duy nhất cả nước có GRDP bình quân tương đương Thái Lan có gì nổi bật?
- 22-08-2022Quy mô GDP Việt Nam năm 2022 và 2023 thay đổi như thế nào theo dự báo của các tổ chức quốc tế?
- 21-08-20225 thành phố trực thuộc Trung ương hút bao nhiêu vốn FDI 7 tháng đầu năm 2022?
Trong nhiều năm qua, TP. HCM luôn là nền kinh tế có đóng góp lớn nhất cho quy mô GDP chung của cả nước. Năm 2011, GRDP của TP. HCM đạt khoảng 505 nghìn tỷ đồng, đóng góp khoảng 24,45% vào GDP của cả nước.
Trong giai đoạn 2011-2015, quy mô GRDP của thành phố chiếm gần ¼ GDP của cả nước. Tuy nhiến, đến giai đoạn 2016-2021, tỷ trọng GRDP của TP. HCM trong quy mô GDP cả nước có xu hướng giảm đi.
Cụ thể, giai đoạn 2016-2021, quy mô GRDP của thành phố đóng góp khoảng 20%/năm vào quy mô GDP của cả nước.
Tỷ trọng GRDP của TP. HCM trong GDP cả nước giai đoạn 2011-2021.
Trong năm 2021, do do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, tỷ lệ đóng góp của kinh tế TP. HCM vào GDP cả nước bị giảm đi rõ rệt. Cụ thể, TP. HCM đóng góp khoảng 15,46% vào GDP cả nước năm 2021, giảm đi 6,34% so với năm 2020 (21,8%).
Xét trong cả giai đoạn 2011-2021, TP. HCM đóng góp gần 22%/năm vào quy mô GDP của cả nước. Trên thực tế, TP. HCM chiếm khoảng 9,4% dân số, 0,6% diện tích của cả nước nhưng luôn có đóng góp GDP nhiều nhất.
Theo UBND TP. HCM, tuy vẫn duy trì được vị trí đầu tàu về phát triển kinh tế của cả nước, nhưng TP. HCM đang đối diện với nhiều thách thức mới. Điển hình như tăng trưởng kinh tế so với cả nước giảm, tỉ trọng xuất khẩu so với cả nước giảm, tính cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh có xu hướng giảm,…
Để TP.HCM phát triển mạnh mẽ hơn và tiếp tục đóng góp lớn cho cả nước, việc tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và tạo đà tăng trưởng mạnh đang rất cần thiết. Cụ thể, theo UBND TP. HCM, thành phố đang định hướng phát triển trở thành một trung tâm tài chính trong khu vực nhằm tạo sự phát triển vượt bậc trong tương lai.
Cùng với đó, theo định hướng phát triển của thành phố, đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng trên địa bàn thành phố (GRDP) bình quân hằng năm sẽ đạt khoảng 8%. Đặc biệt, đến năm 2030, thành phố sẽ có GRDP bình quân đạt 13.000 USD và trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học, công nghệ của Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh đề ra chỉ tiêu đến năm 2045 trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng cuộc sống cao. Cùng với đó, thành phố cố gắng đạt GRDP bình quân đầu người khoảng 37.000 USD và là điểm đến hấp dẫn thu hút nguồn vốn đầu tư toàn cầu.
Nhịp sống kinh tế