Địa phương này có gì đặc biệt mà dự kiến đón được 720.000 tỷ đồng vào đầu tư năng lượng tái tạo?
Trong năm 2021, dù dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn nhưng thu ngân sách của Gia Lai vẫn đạt hơn 7.880 tỷ đồng, đạt 156,15% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó, riêng khoản thu từ các công trình năng lượng điện gió đạt trên 2.100 tỷ đồng.
- 13-05-2022Singapore trở thành nước đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 67,5 tỷ USD
- 13-05-2022WB: Kinh tế Việt Nam đang lấy được đà phục hồi
Lĩnh vực năng lượng tái tạo đã đóng góp đáng kể cho tăng trưởng của Gia Lai. Trong năm 2021, dù dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn nhưng thu ngân sách của tỉnh Gia Lai vẫn đạt hơn 7.880 tỷ đồng, đạt 156,15% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó, riêng khoản thu từ các công trình điện gió đạt trên 2.100 tỷ đồng.
Toàn tỉnh Gia Lai hiện có 163 dự án điện gió và điện mặt trời với tổng công suất 21.875 MW, tổng vốn đầu tư dự kiến trên 539.000 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng 16 dự án điện gió đang được triển khai xây dựng với tổng công suất 1.142 MW, Gia Lai thu hút được một nguồn lực đầu tư đáng kể với hơn 40.000 tỷ đồng.
Lợi thế của khu vực Tây Nguyên và tỉnh Gia Lai
Qua khảo sát, đánh giá nguồn năng lượng tái tạo có khả năng khai thác và sử dụng, thì tỉnh Gia Lai có thể phát triển các dự án điện mặt trời, quy mô công suất có thể đạt khoảng 7.500MW; các dự án điện gió với quy mô công suất có thể đạt khoảng 11.950MW.
Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ hai Việt Nam và là một tỉnh cao nguyên nằm ở khu vực Bắc Tây Nguyên. Tỉnh Gia Lai đứng thứ nhất về diện tích, đứng thứ 2 cả về dân số vùng Tây Nguyên, Việt Nam.
Về điều kiện tự nhiên, tỉnh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối, ngoài ra nhiệt độ còn phụ thuộc vào độ cao các vùng.
Xây dựng dự án điện gió tại Gia Lai
Thời tiết Tây Nguyên nói chung thuận lợi cho nông nghiệp hữu cơ và năng lượng tái tạo, là nơi có cường độ bức xạ tốt. Các khu vực Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông có lượng số giờ nắng rất cao, khoảng 5,1-5,3 giờ/ngày. Đây được xem là tiềm năng rất lớn để các tỉnh Tây Nguyên phát triển nguồn năng lượng tái tạo.
Hiện nay, tỉnh Gia Lai có 176 dự án điện mặt trời, điện gió được các nhà đầu tư quan tâm đăng ký với quy mô 24.300 MWp, dự kiến vốn đầu tư trên 720.000 tỷ đồng.
Tiếp tục thu hút, kêu gọi đầu tư các dự án về năng lượng tái tạo
Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu thu hút và đưa vào hoạt động mới các dự án về năng lượng tái tạo trên 3.000MW-3.500MW, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng trên 156.000 tỷ đồng.
Trong đó có 1.242 MW được triển khai năm 2021 còn lại tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành sau năm 2021 và những năm tới khoảng 2.310 MW. Các dự án bao gồm thủy điện IaLy thêm 36 0MW, điện mặt trời nối lưới và điện mặt trời nổi 550 MW, điện gió và điện sinh khối, thủy điện 1.400MW.
Nhà máy điện mặt trời tại Gia Lai
Ngoài ra, Gia Lai sẽ tập trung triển khai 4 dự án lưới điện 500kV; 05 dự án lưới điện 220kV; lưới điện 110Kv…
Đến năm 2030, Gia Lai đặt mục tiêu thu hút 1.500 MW điện năng lượng tái tạo, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới để góp phần cung cấp năng lượng điện quốc gia, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030...