Dịch bệnh có thể phá vỡ cuộc sống ổn định nhưng không thể phá vỡ tương lai nếu chúng ta học cách kiểm soát 4 thứ sau: Làm được thì cả đời không lo bấp bênh!
Dịch bệnh mang tới sự hỗn loạn cho cuộc sống ổn định trước đây. Nhưng đồng thời, đó cũng là lời nhắc nhở tàn khốc của tự nhiên, yêu cầu chúng ta phải tự kiểm soát chính mình.
- 28-03-2020Kiên trì tập quỳ gối 15 phút/ngày: Cơ thể có tới 3 sự thay đổi khác hẳn chỉ sau 3 tháng
- 27-03-2020Sinh năm 1994, lương tháng 15 triệu nhưng tự sở hữu 2 căn nhà: Tiết kiệm đã khiến cuộc đời tôi thay đổi như thế nào?
- 22-03-2020Kẻ vô ơn còn đáng sợ hơn cả loài lang sói: Nếu gặp 5 loại người này xung quanh, hãy cố gắng tránh xa!
Cuộc sống ban đầu rất yên bình. Đột nhiên, một biến cố xảy ra, có thể là dịch bệnh, ly hôn, thất nghiệp hay đủ loại tai ương hệ lụy kéo theo… Sau đó, sự hỗn loạn tiếp diễn.
Đối mặt với những cuộc khủng hoảng bất ngờ đến từ nhân tố bên ngoài như vậy, chúng ta khó có thể thay đổi, cũng khó có thể xóa bỏ hoàn toàn các tác hại nguy hiểm. Tại thời điểm này, ta chỉ có thể tìm cách kiểm soát những nhân tố nội bộ bên trong.
Bên trong vững chắc, chúng ta mới trưởng thành như một cây cổ thụ nghìn năm. Khi đối mặt với gió bão, dù có lắc lư nghiêng ngả, nhưng chỉ cần có thời gian, nó vẫn hồi phục lại dáng vẻ hiên ngang ban đầu và tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Để tìm được sự ổn định từ bên trong, trước hết, chúng ta phải học cách kiểm soát 4 điều sau:
1. Kiểm soát tâm trạng
Tâm trạng đóng vai trò quan trọng trong quá trình rèn luyện của một người, quyết định hiệu quả có đạt được mức tốt nhất hay không.
Khi gặp những sự kiện bất ngờ, nghe được tin xấu, tâm trạng cảm xúc bấy giờ sẽ quyết định phản ứng ta đưa ra.
Một tâm trạng không ổn định sẽ dẫn đến mất kiểm soát cuộc sống và công việc.
Nhiều người phàn nàn rằng họ không biết cách kiểm soát cảm xúc. Mỗi khi tức giận, họ vẫn cố tìm mọi cách kiềm chế, mất một thời gian dài mới nguôi ngoai, nhưng chỉ cần một chuyện nhỏ xuất hiện thêm thì cảm xúc lập tức bùng nổ.
Kỳ thực, khi đối mặt với cảm xúc, chúng ta rất khó có thể kiểm soát 100%. Điều quan trọng là phải học cách quan sát.
Hãy bình tĩnh nhìn nhận những cảm xúc đó như một người ngoài hoàn toàn xa lạ. Nếu làm được điều này, bạn đã giải quyết được 50% độ khó.
Nhiều người phàn nàn rằng họ không biết cách kiểm soát cảm xúc. Mỗi khi tức giận, họ vẫn cố tìm mọi cách kiềm chế, mất một thời gian dài mới nguôi ngoai, nhưng chỉ cần một chuyện nhỏ xuất hiện thêm thì cảm xúc lập tức bùng nổ. Kỳ thực, khi đối mặt với cảm xúc, chúng ta rất khó có thể kiểm soát 100%. Điều quan trọng là phải học cách quan sát.
Ngược lại, nếu chúng ta hòa nhập với cảm xúc của mình, cảm xúc chỉ đâu, lý trí của bạn sẽ đi hướng đó, đánh mất quyền tự kiểm soát bản thân.
Sau khi quan sát được, chúng ta có thể thử tiếp nhận những cảm xúc đó. Hãy bắt đầu với suy nghĩ:
“Suy nghĩ như vậy là bình thường”.
“Hầu hết mọi người đều có suy nghĩ như vậy khi đối mặt với tình huống đó mà thôi”.
Khi bạn có thể cho phép cảm xúc của mình nảy sinh, một phần tâm lý tiêu cực sẽ dần dần biến mất, để lại cho bạn tâm trạng thuần túy, không bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài.
2. Kiểm soát quy luật sinh hoạt
Môi trường bên ngoài càng hỗn loạn thì chúng ta càng cần có một điểm tựa ổn định trong thói quen. Ở bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, chúng ta cũng có thể áp dụng thói quen đó để tìm lại cảm giác ổn định. Đây chính là lợi ích của một cuộc sống có quy luật đem lại.
Chẳng hạn như, trong tuần vừa rồi, mỗi ngày đều nghỉ ở nhà không làm gì, chỉ tiếp xúc với vô vàn thông tin dịch bệnh nguy hiểm, số người tử vong tăng cao, bạn bắt buộc phải từ bỏ những kế hoạch đi chơi đã xếp đặt sẵn của mình. Vậy trong lòng bạn sẽ thường xuyên xuất hiện cảm giác lo âu và khó chịu.
Nếu ở thời điểm này, bạn áp dụng một thói quen sinh hoạt lâu dài trong cuộc sống, ví dụ như tập thể dục, đọc sách, viết lách hay giải trí… sự quen thuộc và tính ổn định trong hoạt động sẽ giúp bạn thả lỏng tâm trí, dần dần bình tĩnh và thoát khỏi cảm giác muộn phiền.
Đại đa số mọi người đều có xu hướng cảm nhận sự an toàn và thoải mái hơn hẳn khi đặt bản thân ở vào một hoàn cảnh và làm một hành động quen thuộc. Ngược lại, nếu mọi thứ xung quanh đều trở nên hỗn độn, không có quy luật cụ thể, bạn sẽ rơi vào trạng thái lo âu.
3. Kiểm soát điểm tựa của mình
Rất nhiều người chỉ xây dựng một điểm tựa tâm lý duy nhất. Đến khi điểm tựa duy nhất đó sụp đổ, họ sẽ rơi vào trạng thái hoảng loạn, đánh mất bản thân.
Lấy ví dụ về một người phụ nữ độc thân 45 tuổi, dành toàn bộ thời gian và tâm huyết của nửa đời người vào phát triển sự nghiệp. Dù là ngày thường hay cuối tuần, người phụ nữ này vẫn tới công ty làm tăng ca đều đặn. Thế nhưng, sau nhiều năm cẩn thận công tác, phấn đấu nỗ lực, người phụ nữ này lại bị sa thải để nhường chỗ cho một nhân tài trẻ tuổi khác.
Vì cả cuộc sống đều gắn liền với công việc đó nên ngay khi sự nghiệp gặp biến cố, người phụ nữ gần như mất kiểm soát hoàn toàn với cuộc sống của mình.
Tình huống như vậy không phải số ít trên đời. Cuộc sống là một chuỗi những điều bất ngờ, nếu không có những điểm tựa dự phòng mà chỉ trông chờ vào một điều duy nhất, chúng ta sẽ phải đánh cược cả tương lai của mình. Vì thế, đừng bao giờ tự thu hẹp giá trị cuộc sống.
Đời người có vô vàn phương diện khác nhau, như gia đình, tình yêu, bạn bè, giải trí, sự nghiệp, nghệ thuật, sở thích hay phát triển cá nhân… Vòng tròn sinh hoạt của bạn càng lớn, càng xây dựng được nhiều điểm tựa cuộc sống thì bạn càng có nhiều cơ hội để hồi phục tinh thần. Như vậy, sức chịu đựng, thích nghi và tính ổn định của bạn sẽ được tăng cường đáng kể.
4. Kiểm soát "ngọn hải đăng"
Những người bất ngờ gặp biến cố cũng giống như những con tàu đang lênh đênh đột nhiên bị sóng to gió lớn tập kích, khiến họ lạc lối giữa biển khơi mênh mông. Chờ đến khi sóng gió qua đi, chúng không còn biết phương hướng của mình, chỉ có thể lẻ loi phiêu bạt bốn phương.
Tại thời điểm đó, một ngọn hải đăng sáng ngời xuất hiện ở phương xa cũng đồng nghĩa với việc vạch ra một phương hướng rõ ràng để con thuyền có thể tiếp tục đi về phía trước.
"Ngọn hải đăng" đó chính là mục tiêu trường kỳ của bạn. Có “ngọn hải đăng” của riêng mình, bạn sẽ luôn biết hướng đi của bản thân, không bao giờ lạc lối, bất kể khó khăn hay nghịch cảnh cản đường.
Nếu bạn đặt mục tiêu cho mình là: Dùng thời gian 2 năm để học giỏi tiếng Anh, sau đó xin việc ở một công ty quốc tế. Vậy, mục tiêu đó có bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh xuất hiện hay không?
Đương nhiên là không nên.
Mỗi ngày đều kiên trì nỗ lực hướng đến mục tiêu lâu dài của bản thân, cho dù nỗ lực đó không nhiều, nhưng sẽ không bao giờ dừng lại, sớm muộn gì bạn cũng chạm tới đích đến của chính mình. Dịch bệnh hay bất cứ khủng hoảng nào khác cũng không thể kiểm soát được tương lai của bạn.