MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Điếc không sợ súng", người Việt đang tự "giết mình" khi dùng đồ nhựa đựng thực phẩm

24-08-2019 - 10:55 AM | Sống

Theo chuyên gia loại nhựa có thể dùng chứa đựng thực phẩm an toàn là loại nhựa nguyên khai và Việt Nam đang phải nhập khẩu 100%.

Đồ nhựa có được dùng để chứa đựng thực phẩm

Hiện nay, đa phần các sản phẩm nhựa trên thị trường là nhựa tái chế. Chuyên gia đưa ra lời cảnh báo, những chất thôi ra trong nhựa tái chế là nguyên nhân gây ra rất nhiều căn bệnh ác tính cho người tiêu dùng.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, nhựa có hai loại nguyên khai và tái chế. Nhựa nguyên khai tại Việt Nam không tự sản xuất được phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Đây là loại nhựa an toàn không thôi nhiễm chất độc ra thực phẩm, không ảnh hưởng tới sức khỏe vì polyme bền.

Khi nhựa nguyên khai hết thời hạn sử sẽ được tận dụng để tái chế. Việc tái chế nhựa sẽ có tính ưu việt là rẻ tiền. Tuyệt đối tái chế nhựa dùng để chứa đựng thực phẩm, mà chỉ làm các vật dụng trong gia đình như: bàn, ghế…

Trong khi đó người Việt bất chấp những cảnh báo của chuyên gia về nhựa tái vẫn dùng chứa đựng thực phẩm khá phổ biến như: cốc nhựa, thìa nhựa, bát – đĩa nhựa, chai nhựa, đồ hộp nhựa, ống hút…

Nhựa tái chế dưới tác động của nhiệt độ, áp suất, chất trung gian khiến cho các polyme bị cắt đứt trở thành chất dễ bị khuếch tán vào trong thực phẩm, làm thực phẩm ô nhiễm.

Điếc không sợ súng, người Việt đang tự giết mình khi dùng đồ nhựa đựng thực phẩm - Ảnh 1.

PGS Thịnh cảnh báo mối nguy của nhựa tái chế dùng chứa đựng thực phẩm.

"Chúng ta ăn thức ăn đựng trong hộp nhựa tái chế không chết ngay. Mà nó sẽ thôi nhiễm dần dần tích lũy trong cơ thể âm thần gây hại", PGS Thịnh nói.

Đồ nhựa sẽ tăng nguy cơ gây độc cho cơ thể trong các trường hợp sau:

- Đồ nhựa tái chế không đựng thực phẩm nóng vì nhiệt độ sẽ tăng cường quá trình khuếch tán chất độc hại trong nhựa rất là nhanh.

- Các thực phẩm có tính axit như: giấm chua, dưa chua, canh chua… cũng là khuếch tán chất độc trong nhựa.

- Các thực phẩm có chứa dầu mỡ dễ hòa tan dung môi khuếch tán chất độc

- Thực phẩm mặn có chứa chất điện li cũng làm hoàn tan chất độc trong nhựa.

"Tuyệt đối không dùng nhựa tái chế để đựng thực phẩm. Ở nước ngoài nhựa sử dụng chứa đựng thực phẩm sẽ có ký hiệu, nhưng ở Việt Nam thì không", PGS Thịnh nói.

Theo ông Thịnh thì hiện nay gia đình ông cũng có sử dụng đồ nhựa cả nguyên khai và tái chế. Ông chỉ chứa đồ ăn và những hộp nhựa có ký hiệu nhựa dùng cho thực phẩm để đảm bảo an toàn. Còn đối với nhựa tái chế ông dùng đựng đồ khô (củ hành, củ tỏi).

Người Việt "điếc không sợ súng" ra sao

PGS Thịnh quan sát thấy hiện nay người dân dùng đồ nhựa tái chế rất nhiều mà không biết đến nguy hại hoặc có biết mà phớt lờ. Ông thấy rất nhiều người dùng chậu nhựa, lọ nhựa, thậm chí cả thùng sơn để muối dưa, đựng dưa chua.

"Như tôi đã cảnh báo ở trên, thực phẩm có tính axit và mặn sẽ làm tăng nguy cơ khuếch tán chất độc vào thực phẩm. Nhưng dường như "người Việt điếc không sợ súng" cho nên vẫn hồn nhiên ăn những thực phẩm không an toàn đó.

Khủng kiếp hơn có những loại nhựa rất kém sản xuất để dùng đựng hóa chất người dân cũng tận dụng chứa đựng thực phẩm. Ví dụ, thùng đựng thuốc muộn một số nơi tận dụng dùng chứa rượu (rượu dung môi hòa tan chất gây hại trong nhựa)…", PGST Thịnh nói.

Vị chuyên gia này cũng cảnh bảo thêm, người dân nên cẩn trọng với loại nhựa có màu sắc (xanh, đổ, tím, vàng, đen...). Vì tất cả các loại nhựa tái chế có màu đó, đều phải trộn thêm các chất tạo màu nguy cơ mất an toàn sẽ tăng lên.

Theo lời PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đến nay Việt Nam vẫn chưa có bất cứ quy định, tiêu chuẩn nào về điều kiện độc hại cho đồ nhựa dùng trong thực phẩm.

Theo Ngọc Minh

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên