Điểm chung thú vị của Việt Nam và các quốc gia mới trong "Bộ tứ mở rộng" Quad-Plus
Phản ứng của Quad-Plus đối với cuộc khủng hoảng Covid-19 được cho là đang tiếp tục truyền thống trong quá khứ và củng cố nền tảng của Quad 2.0.
- 13-05-2020Chuyên gia Hoa Kỳ bình luận gì về việc Việt Nam được mời đối thoại với "Bộ tứ kim cương" để tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu?
- 12-05-2020Báo Trung Quốc nói gì về chính sách khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi và sinh con sớm của Việt Nam?
- 12-05-2020Tâm sự hai vợ chồng giáo viên người Mỹ ở Việt Nam: Người Việt Nam vẫn rất thân thiện với khách quốc tế, miễn là bạn có ý thức đeo khẩu trang và không bất cẩn
Trước khi nói về điểm chung của 3 quốc gia mới có mặt trong Quad+ (Quad-Plus), cần biết rằng, hội nghị năm 2020 có một điểm chung với chính Quad trong quá khứ.
Nguồn gốc của Quad bắt nguồn từ trận sóng thần Ấn Độ Dương tàn khốc xảy ra vào Giáng sinh năm 2004. Thảm họa này đã cướp đi sinh mạng của 230.000 người, một con số đáng kinh ngạc. Sau đó, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ đã thành lập Nhóm nòng cốt khu vực, đóng vai trò là những người phản ứng đầu tiên, cho đến khi Liên Hợp Quốc bắt đầu hành động vào giữa tháng 1.
Quad tập hợp các quốc gia có cùng chí hướng quyết tâm giải quyết một thách thức chung, trong trường hợp năm 2020 là vấn đề chuỗi cung ứng và Covid-19. Bên cạnh "Bộ tứ kim cương" nay đã có thêm sự góp mặt của Việt Nam, New Zealand và Hàn Quốc. Sau 10 năm gián đoạn, nhóm đã nâng cấp thành đối thoại của các ngoại trưởng.
Điểm chung là, đây đều là những quốc gia được đánh giá cao về phản ứng Covid-19. Bởi lẽ, ngoài việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng, theo India Times, cuộc họp còn xoay quanh việc chia sẻ các công nghệ để chống Covid-19 như nghiên cứu vaccine, lựa chọn điều trị, sản xuất thiết bị...
Five Eyes là một liên minh tình báo bao gồm Úc, Canada, New Zealand, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
Khảo sát mới từ Tổ chức bầu chọn độc lập Blackbox Research và nền tảng Toluna cho thấy Việt Nam và New Zealand được cho là dẫn đầu nhận tín nhiệm cao của người dân về các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19. Việt Nam và New Zealand ghi điểm lần lượt là 82 và 67.
"Chúng ta có thể nhìn thấy sự sứt mẻ đáng kể trong niềm tin ở phương Tây. Nằm ngoài xu hướng này chỉ có New Zealand, nơi Thủ tướng Jacinda Ardern đã kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và nhận được đánh giá tốt", ông David Black, nhà sáng lập và giám đốc điều hành Blackbox Research nhận định.
Khảo sát được nền tảng nghiên cứu Dalia công bố ngày 30/3 cũng chỉ ra rằng, 62% người Việt Nam cho rằng chính phủ đã thực thi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh Covid-19 phù hợp, không quá mạnh tay, hay lỏng lẻo. Theo đó, Việt Nam là quốc gia có độ hài lòng cao nhất thế giới về phản ứng của chính phủ đối với dịch bệnh.
Về phần Hàn Quốc, theo Đại học Johns Hopkins, trong một thời gian dài, đây là ổ dịch lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Song với phản ứng nhanh gọn và quyết đoán trước tình huống khẩn cấp, xét nghiệm hàng loạt, áp dụng công nghệ kỹ thuật số... đường cong dịch bệnh của Hàn Quốc đã giảm nhanh chóng và gần như đi ngang ở thời điểm hiện tại.
Phản ứng của Quad-Plus đối với cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ tiếp tục truyền thống trong quá khứ và củng cố nền tảng của Quad 2.0. Nó cũng đem lại nhiều lợi ích trong việc ứng phó khủng hoảng, viện trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Điều này cung cấp cho Quad một cơ hội quý giá để có được kinh nghiệm hình thành các mạng lưới đối tác cùng giải quyết các thách thức cấp bách trong khu vực.