MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nội các của Tổng thống Trump gây lo ngại về xung đột lợi ích

24-08-2017 - 15:07 PM | Tài chính quốc tế

Trong lịch sử, các đời Tổng thống xuất thân từ Đảng Cộng Hoà tiền nhiệm từng nhận nhiều chỉ trích vì hướng tới lợi ích của doanh nghiệp thay vì cộng đồng. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã và đang “nhen nhóm” lại xu hướng này.

Ở Mỹ đang dấy lên mối lo ngại Tổng thống Trump dường như đang áp dụng quy tắc kinh doanh cho hoạt động điều hành quốc gia của mình. Dự luật chăm sóc sức khoẻ của Đảng Cộng Hoà, hay một biện pháp giảm thuế cho những người Mỹ giàu có và nỗ lực giảm bớt các quy định kinh doanh tại Mỹ là ví dụ nổi bật cho thấy điều đó.

Theo New York Times, “những người do ông Trump bổ nhiệm bao gồm luật sư từng đại diện cho các doanh nghiệp trong nhiều vụ kiện chống lại các cơ quan quản lý của chính phủ, nhân viên trong các tổ chức không tuân thủ quy định bảo vệ môi trường nhận tiền tài trợ của các ngành công nghiệp tài trợ, và ít nhất ba người được đăng ký vận động hành lang cho các tổ chức của mình”.

Trong lịch sử, các đời Tổng thống xuất thân từ Đảng Cộng Hoà tiền nhiệm từng nhận nhiều chỉ trích vì hướng tới lợi ích của doanh nghiệp thay vì cộng đồng. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã và đang “nhen nhóm” lại xu hướng này mà bằng chứng là nội các của ông.

Ví dụ, Scott Pruitt, giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường, từng tổ chức các cuộc họp riêng cùng nhiều CEO của các công ty dầu khí lớn và kết quả sau đó là các tiêu chuẩn khí thải đối với nhiên liệu hóa thạch được nới lỏng. Hay Betsy Devos, Bộ trưởng Giáo dục, lại là giám đốc điều hành của một công ty nợ sinh viên tư nhân và được chọn là người làm nhiệm vụ điều hành các hoạt động hỗ trợ tài chính của chính phủ liên bang. Trong nội các của ông Trump không hiếm những người từng là đại diện cho giới doanh nghiệp trong ngành mà giờ đây họ đang quản lý.

Pháp luật Mỹ quy định các thành viên trong nội các Chính phủ có thể làm việc trên những vấn đề mà trước đó họ từng gây dựng cả sự nghiệp trong ngành đó. Họ cũng có thể tự cứu lấy mình trong trường hợp có xung đột lợi ích. Trong nhiều trường hợp, câu hỏi liệu có phải nội các của ông Trump đã lạm dụng quá mức điều này hay không.

Tổng thống Trump không phải là Tổng thống đầu tiên bị đặt dấu hỏi về xung đột lợi ích. Bill Clinton từng thẳng thừng tuyên bố rằng Chính phủ liên bang sẽ thất bại trong việc điều hành "nếu như không áp đặt lên xã hội những chi phí khó chấp nhận hay vô lý".

George W. Bush thì lại tập trung vào việc xây dựng luật mới. Trong mỗi cơ quan Chính phủ đều có 1 nhân vật kiểm soát luật lệ ngay từ khi ý tưởng đưa ra luật mới được manh nha. Có thời gian nhân vật này ở Bộ Môi trường là người xuất thân từ 1 tổ chức nghiên cứu nhận tiền tài trợ của doanh nghiệp.

Ông Obama yêu cầu mỗi cơ quan thường xuyên cập nhật về tính hiệu quả của các luật hiện hành, nhưng là để chỉnh sửa chứ ít khi là dỡ bỏ chúng. Trong trường hợp Trump, người đã có phần lớn sự nghiệp ở trong tư cách 1 doanh nghiệp tư nhân, ông đang chú trọng vào việc cắt giảm những luật lệ cũ.

Donald Trump nhậm chức cùng lời hứa sẽ tạo ra một chính phủ đại diện cho “những người đàn ông và phụ nữ bị lãng quên” tại nước Mỹ. Tuy nhiên, dường như “lãng quên” của ông Trump không giống như quan niệm thông thường, và hiện nay, điều ngược lại đang xảy ra tại đất nước này. Nhiều người đặt câu hỏi liệu có phải Chính phủ Mỹ hiện nay hoạt động vì lợi ích hạn hẹp của các doanh nghiệp tư nhân và những cá nhân giàu có hay không khi mà thuế đánh vào người giàu thì giảm mà các phúc lợi của người nghèo, người cao tuổi và người khuyết tật lại bị giảm thiểu.

Quỳnh Mai

Business Insider, New York Times

Trở lên trên