Điểm danh những ngành hưởng "siêu lợi nhuận" sau các đợt thiên tai
Khi thiên tai xảy ra, không phải tất cả các ngành đều chịu thiệt hại. Có một số doanh nghiệp vẫn hưởng lợi từ hoạt động khắc phục thiên tai.
- 12-01-2023Ai rồi cũng suy thoái: Ngành công nghiệp phục vụ gần 4 tỷ người dùng, quy mô hàng trăm tỷ USD rơi vào ‘cú sụt’ đầu tiên trong lịch sử
- 11-01-2023Sóng ngầm đang nổi lên trong ngành xe điện: Hàng loạt lãnh đạo tại 1 công ty tỷ USD từ chức, 3 tháng 'đốt' 2 tỷ USD, báo cáo lỗ nặng
- 09-01-2023575 tỷ USD ‘bốc hơi’ trong ngành công nghệ: Chuyện gì đây?
Cuối tháng 12 vừa qua, trận bão tuyết "trăm năm có một" tại Mỹ đã khiến ít nhất 57 người thiệt mạng, trong đó có 27 người ở Quận Erie phía tây New York.
Mọi cư dân đều chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất: thiệt hại cho nhà cửa, tài sản của họ hoặc tệ hơn. Nhiều công ty cũng bị ảnh hưởng nặng nề, buộc phải đóng cửa sớm, chịu cảnh mất điện hoặc lũ lụt. Thiệt hại có thể lên tới hàng tỉ USD.
Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp, thiên tai có thể đồng nghĩa với cơ hội kiếm được lợi nhuận. Theo CNBC, dưới đây là một vài lĩnh vực mà các doanh nghiệp có thể hưởng lợi khi thiên tai xảy ra.
Khách sạn
Khi thời tiết xấu xảy ra, hàng loạt chuyến bay sẽ buộc phải huỷ bỏ và khiến hàng nghìn người bị mắc kẹt tại sân bay. Việc này sẽ khiến hành khách tăng số thời gian lưu trú, các phòng chật kín trong khi giá phòng có thể tăng do các chi phí phát sinh.
Dọn dẹp sau thảm họa
Vỡ đường ống dẫn nước, hỏa hoạn và mưa bão khắc nghiệt khiến các dịch vụ dọn dẹp thảm họa bận rộn mỗi ngày. Nhưng khi thảm họa thiên nhiên xảy ra, các công ty này được gọi liên tục trong nhiều tuần để khắc phục hậu quả và dọn dẹp đống đổ nát. Doanh thu của một doanh nghiệp xử lí thảm họa thường tăng khi thiên tai xảy ra — một cơn bão lớn có thể giúp doanh nghiệp thu về doanh thu trị giá vài triệu USD.
Chuyên gia thời tiết
Nếu tài sản bị hư hại bởi thiên tai, rất có thể chủ nhà sẽ cần thu thập thông tin cho mục đích kiện tụng hoặc hòa giải. Điều này bao gồm việc xác minh tốc độ gió và/hoặc chiều cao của triều cường tại một thời điểm và địa điểm cụ thể. Một chuyên gia khí tượng và thời tiết có thể cung cấp phân tích toàn diện và cụ thể theo địa điểm về các sự kiện thời tiết trong quá khứ để chủ nhà sử dụng trong các trường hợp cần thiết.
Công ty môi trường
Gió lớn, đặc biệt là gió từ Bão cấp 4, có thể giật 160km/h hoặc hơn và để lại sự hủy diệt chưa từng có sau khi nó xuất hiện. Ngay cả những cây khỏe nhất cũng có thể bị bật gốc, làm đứt đường dây điện, đè bẹp nhà cửa, ô tô và thành trở ngại trên đường xá. Cây cối cũng có thể chết sau các trận bão tuyết khắc nghiệt, gây ra thiệt hại về cảnh quan và môi trường. Việc dọn dẹp có thể mất hàng tháng, tiêu tốn từ 200 USD đến 1.500USD tùy thuộc vào kích thước của cây cần xử lí.
Cửa hàng sửa chữa ô tô
Lũ lụt, thiên tai, bão tuyết và cây đổ thường gây thiệt hại cho ô tô. Vào năm 2013, thiệt hại sau cơn bão Sandy đã dẫn đến việc có tới 54.642 yêu cầu sửa chữa ô tô ở New Jersey, trong đó các công ty bảo hiểm phải trả hơn 530 triệu USD cho các cửa hàng sửa chữa ô tô. Tại New York, số yêu cầu sửa lên tới gần 110.000 trường hợp, sau đó các cửa hàng sửa chữa ô tô thu về tổng cộng 1,5 tỷ USD.
Cửa hàng tạp hoá và phụ kiện
Với pin, đèn pin, bật lửa, máy phát điện di động và một số phụ kiện khác đứng đầu các danh sách "bộ dụng cụ sinh tồn" trong thiên tai, mọi người đang đổ xô đến các cửa hàng để tích trữ. Nhiều cửa hàng mở cửa sớm hơn thường lệ để đáp ứng nhu cầu cao điểm.
Cửa hàng thực phẩm
Nhu cầu cao trước thiên tai lớn đến nỗi các cửa hàng tạp hóa phải làm việc không ngừng nghỉ khi các nhà cung cấp tăng cường giao hàng mỗi giờ. Bánh mì, nước và thực phẩm đóng hộp luôn là ưu tiên trên hết.
Nhịp sống thị trường