MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điểm lại loạt dự án năng lượng của Nga tại Việt Nam có thể tiếp tục bị đình trệ

Điểm lại loạt dự án năng lượng của Nga tại Việt Nam có thể tiếp tục bị đình trệ

Các lệnh trừng phạt của phương Tây, bao gồm cả việc chặn kết nối SWIFT với một số ngân hàng Nga, sẽ ảnh hưởng đến các dự án đầu tư của Nga tại Việt Nam, chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng.

Báo cáo mới đây của VNDIRECT ước tính, tăng trưởng GDP quý 1/2022 của Việt Nam không đổi ở mức 5,5% so với cùng kỳ. Trong cả năm 2022, VNDIRECT giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam ở mức 7,5%.

Điểm lại loạt dự án năng lượng của Nga tại Việt Nam có thể tiếp tục bị đình trệ - Ảnh 1.

Nguồn: VNDIRECT, TCTK, NHNN

Báo cáo lưu ý, xung đột Nga-Ukraine bùng nổ và các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga khiến thị trường hàng hóa biến động mạnh và gây ra nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng.

Điểm lại loạt dự án năng lượng của Nga tại Việt Nam có thể tiếp tục bị đình trệ - Ảnh 2.

Nguồn: BLOOMBERG, VNDIRECT

Điểm lại loạt dự án năng lượng của Nga tại Việt Nam có thể tiếp tục bị đình trệ - Ảnh 3.

Nguồn: BLOOMBERG, VNDIRECT


Điểm lại loạt dự án năng lượng của Nga tại Việt Nam có thể tiếp tục bị đình trệ - Ảnh 4.

Nguồn: CME GROUP, VNDIRECT

Điểm lại loạt dự án năng lượng của Nga tại Việt Nam có thể tiếp tục bị đình trệ - Ảnh 5.

Nguồn: TCTK, VNDIRECT

Đặc biệt, theo VNDIRECT, tác động trực tiếp của cuộc xung đột Nga-Ukraine đến nền kinh tế Việt Nam là không lớn. Xuất khẩu của Việt Nam sang Nga và Ukraine chỉ chiếm 1,1% tổng xuất khẩu của Việt Nam, và Nga cũng như Ukraine không phải là thị trường xuất khẩu chính cho bất kỳ sản phẩm nào của Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu xung đột Nga-Ukraine kéo dài, tác động gián tiếp đến thương mại và nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn do nhu cầu từ EU và Mỹ chậm lại. Hiện Mỹ và các nước thành viên EU chiếm khoảng 40% thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong khi các nước châu Á chiếm khoảng 48% thị trường xuất khẩu.

Ngoài ra, xung đột Nga-Ukraine ít có khả năng làm gián đoạn chuỗi cung ứng của ngành sản xuất Việt Nam do nhập khẩu của Việt Nam từ các nước này chỉ chiếm 0,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam (trong đó nhập khẩu chính là thép và than). Tuy nhiên, các nhà sản xuất Việt Nam có thể phải đối mặt với áp lực chi phí đầu vào gia tăng do giá các mặt hàng cơ bản tăng mạnh do xung đột giữa Nga và Ukraine.

Điểm lại loạt dự án năng lượng của Nga tại Việt Nam có thể tiếp tục bị đình trệ - Ảnh 6.

Nguồn: Tổng cục Hải quan, VNDIRECT

Các dự án năng lượng của Nga tại Việt Nam có thể tiếp tục bị đình trệ

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 2/2022, Nga đứng thứ 24 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng trị giá 953 triệu USD. Các dự án đầu tư của Nga tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng.

Báo cáo cho hay, các lệnh trừng phạt của phương Tây, bao gồm cả việc chặn kết nối SWIFT với một số ngân hàng Nga, sẽ ảnh hưởng đến các dự án đầu tư của Nga tại Việt Nam, chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng.

Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 (tổng công suất 1.200MW) của Power Machines (Nga) chậm tiến độ 2 năm do bị cấm vận. Dự án nhiệt điện khí Quảng Trị (340MW) mà Gazprom (Nga) tham gia cũng chậm tiến độ 2 năm so với cam kết ban đầu. Dự án điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong (công suất 1.000MW) do liên danh Zarubezhneft JSC (Nga) và DEME Concessions (Bỉ) ký kết biên bản ghi nhớ vào tháng 4 năm 2021.

Ngoại trừ dự án điện khí Quảng Trị, hai dự án Long Phú 1 và Vĩnh Phong, đều đã được đưa vào Dự thảo Quy hoạch điện 8. Trong khi Vĩnh Phong chưa được khởi công xây dựng thì dự án Long Phú 1 đang rơi vào cảnh “bế tắc” vì chưa lắp đặt được thiết bị. Tuy nhiên, thực tế thì các dự án này đã bị trì hoãn từ những năm trước nên các biện pháp trừng phạt có tác động không đáng kể đến nền kinh tế.

Ngoài ra, các đối tác Gazprom và Zarubezhneft cũng đang tham gia các dự án thăm dò dầu khí như Lô 129-132 (bể Nam Côn Sơn), Dự án phát triển tổng hợp mỏ Báo Vàng tại Lô 111/04, 112, 113. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của VNDIRECT, các dự án này đều có quy mô nhỏ, đang ở giai đoạn thăm dò, chưa triển khai. Do đó, việc ngừng khai thác không ảnh hưởng nhiều đến quy mô của ngành.

Trong khi đó, Ukraine đầu tư 30 triệu USD với 26 dự án tại Việt Nam, đứng thứ 69 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nhìn chung, cuộc xung đột Nga-Ukraine ít ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam do đầu tư trực tiếp từ Nga và Ukraine vào Việt Nam chỉ chiếm 0,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cũng như cuộc xung đột ít tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng sản xuất của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

… tuy nhiên rủi ro gián tiếp là thách thức lớn

Điểm lại loạt dự án năng lượng của Nga tại Việt Nam có thể tiếp tục bị đình trệ - Ảnh 7.

Nguồn: TCTK, VNDIRECT

Điểm lại loạt dự án năng lượng của Nga tại Việt Nam có thể tiếp tục bị đình trệ - Ảnh 8.

Nguồn: TCTK, VNDIRECT

Lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức thấp trong tháng 2/2022 với chỉ số CPI chỉ tăng 1,4% so với cùng kỳ, giảm từ mức 1,9% so với cùng kỳ trong tháng 1. Lạm phát trong tháng 2 vẫn ở mức thấp do giá thực phẩm và dịch vụ giáo dục giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Ít rủi ro đối với dòng vốn FDI, trong khi áp lực rút vốn gia tăng đối với dòng vốn FII

Điểm lại loạt dự án năng lượng của Nga tại Việt Nam có thể tiếp tục bị đình trệ - Ảnh 9.

VNDIRECT nhận định, cuộc khủng hoảng Nga -Ukraine ít ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam do đầu tư trực tiếp từ Nga và Ukraine vào Việt Nam chỉ chiếm 0,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Ngoài ra, xung đột Nga -Ukraine ít có khả năng làm gián đoạn chuỗi cung ứng của ngành sản xuất Việt Nam do nhập khẩu của Việt Nam từ các nước này chỉ chiếm 0,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam (trong đó nhập khẩu chính là thép và than). Tuy nhiên, các nhà sản xuất Việt Nam có thể phải đối mặt với áp lực chi phí đầu vào gia tăng bởi giá các mặt hàng cơ bản đang tăng mạnh do xung đột giữa Nga và Ukraine.

Điểm lại loạt dự án năng lượng của Nga tại Việt Nam có thể tiếp tục bị đình trệ - Ảnh 10.

Nguồn: TCTK, VNDIRECT

Về đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), Việt Nam có thể chứng kiến sự thoái lui của dòng vốn FII trong ngắn hạn, bởi các nhà đầu tư tài chính toàn cầu có xu hướng bán bớt các tài sản rủi ro để chuyển hướng sang các tài sản được coi là an toàn hơn như vàng hoặc đô la Mỹ do xung đột Nga-Ukraine.

Bên cạnh đó, trong ngắn hạn, kỳ vọng lợi tức đồng USD tăng lên do lộ trình tăng lãi suất điều hành của FED cũng khiến dòng vốn đầu tư gián tiếp rút khỏi các thị trường mới nổi và cận biên để quay trở lại Mỹ.

https://cafef.vn/diem-lai-loat-du-an-nang-luong-cua-nga-tai-viet-nam-co-the-tiep-tuc-bi-dinh-tre-20220317141228489.chn

Đặng Hùng

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên