Điểm mặt 4 bệnh thường gặp nhất khi trời nắng nóng kéo dài, làm thế nào để phòng tránh?
Trước tình hình toàn bộ khu vực Bắc bộ, Bắc và Trung Trung bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C, giới chuyên gia đã chỉ ra cách phòng tránhcác bệnh thường gặp vào mùa nắng nóng, nhất là khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
- 09-05-2021Bắc Bộ và Trung Bộ chuẩn bị đón đợt nắng nóng kéo dài mới
- 05-05-2021Nước rau má vừa ngon lại mát vào mùa nắng nóng nhưng đừng uống theo những cách này kẻo thành công cốc!
- 22-04-2021Đợt nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ kéo dài đến bao giờ?
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, từ ngày 11/5, nắng nóng mở rộng ra toàn bộ khu vực Bắc bộ, Bắc và Trung Trung bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất trên 39 độ C.
Khu vực Hà Nội, từ ngày 11/5 có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến 50-60%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 12-17 giờ.
Từ ngày 11/5, nắng nóng mở rộng ra toàn bộ khu vực Bắc bộ, Bắc và Trung Trung bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C.
Theo dự báo, đợt nắng nóng ở các tỉnh Bắc bộ và Trung bộ có khả năng kéo dài đến 16/5. Như vậy, đợt nắng nóng có thể kéo dài đến hết tuần.
Trước tình hình đó, giới chuyên gia khuyến cáo người dân cần biết một số bệnh thường gặp vào mùa nắng nóng để phòng tránh đúng cách. Nhất là trong mùa dịch Covid-19 còn đang có nhiều diễn biến phức tạp , người dân càng phải chú ý chăm sóc sức khỏe để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 vô cùng nguy hiểm này.
Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng mà bạn nên cẩn trọng:
Say nắng, say nóng
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), khi nhiệt độ tăng cao, lên đến 38-39 độ C thì bất kể đối tượng nào, dù là người lớn hay trẻ em đều có thể bị say nắng, say nóng.
Khi nhiệt độ tăng cao, lên đến 38-39 độ C thì bất kể đối tượng nào, dù là người lớn hay trẻ em đều có thể bị say nắng, say nóng.
Nguyên nhân là do cơ thể mất nhiều nước (tiết mồ hôi nhiều, rối loạn điều hòa thân nhiệt khi gặp ánh nắng gay gắt chiếu vào người). Khi bị say nắng, người lớn thường có biểu hiện sốt, chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu. Trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện quấy khóc, lờ đờ, chán ăn, nóng toàn thân, thậm chí bị co giật .
Các bệnh đường tiêu hóa
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thời tiết nắng nóng là thời điểm lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn, vi trùng sinh sôi, nảy nở trong thức ăn, nước uống. Đó là lý do mà đồ ăn thức uống của bạn rất nhanh bị ôi thiu. Ăn phải những thực phẩm có sự xâm nhập của vi khuẩn, bạn sẽ dễ dàng bị ói mửa, buồn nôn, ngộ độc thực phẩm , tiêu chảy kéo dài…
Các bệnh đường hô hấp
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), thời tiết quá nóng khiến bạn luôn có tư tưởng bật điều hòa, quạt điện hết công suất để xua tan nắng nóng mùa hè. Chưa hết, nhiều người còn luôn thích chiếu thẳng luồng gió vào đầu để tận dụng mát mẻ tốt hơn. Điều này vô tình khiến hầu họng bị khô do chất nhầy bảo vệ đường hô hấp bị thổi khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng xâm nhập và gây nên bệnh.
Triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh đường hô hấp vào ngày nắng nóng là chảy nước mũi, ho, sốt, thở khò khè, đau họng, viêm đường hô hấp trên… Đối với những nhân viên văn phòng, thường xuyên ngồi máy lạnh, khi ra ngoài trời rất dễ bị sốc nhiệt , rất dễ bị viêm mũi họng, viêm xoang.
Các bệnh lan truyền do virus như thủy đậu, tay chân miệng...
Khi thời tiết nắng nóng kéo dài, bệnh lây qua đường hô hấp rất dễ phát triển và lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là bệnh tay chân miệng và thủy đậu. Triệu chứng thường gặp là sốt, đau họng và nổi ban có bóng nước.
Làm thế nào để phòng tránh bệnh thường gặp vào mùa nắng nóng?
Để ngăn chặn nắng nóng trên 40 độ có thể gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong ngay lập tức, bạn cần:
- Tuyệt đối không đi ra ngoài nắng, nhất là đường bê tông và đường nhựa vào những giờ cao điểm, từ 11h đến 14h.
- Hạn chế ra ngoài nắng nhiều nhất có thể. Khi đi ra ngoài nắng cần được đội mũ rộng vành, đeo kính, khẩu trang… che chắn cẩn thận, tránh để ánh nắng chiếu thẳng trực tiếp lên da.
Khi đi ra ngoài nắng cần được đội mũ rộng vành, đeo kính, khẩu trang… che chắn cẩn thận, tránh để ánh nắng chiếu thẳng trực tiếp lên da.
- Cải tạo mái nhà càng dày càng tốt, đặc biệt có lớp xốp cách nhiệt thì khí hậu khu vực sống sẽ ôn hòa hơn.
- Sử dụng quạt hơi nước, quạt hơi đá, hệ thống phun sương vào vị trí tiếp xúc nhiều với nhiệt nóng như cửa sổ, cửa nhà thì sẽ làm hạ nhiệt xuống đáng kể.
- Quần áo mang trên người phải được làm những chất liệu dễ thấm mồ hôi như cotton, bông thay vì có quá nhiều nilon sẽ cảm thấy rất bí, nóng. Bạn cũng nên tránh mặc những trang phục có màu đen vì chúng có khả năng hấp thụ nhiệt tốt hơn, khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn.
- Bố trí thời gian làm việc hợp lý, có thể làm sớm hơn vào lúc 6h sáng và kết thúc lúc 10h, buổi chiều có thể làm sau 14h đến 18h…
- Đối với bộ phận dân văn phòng, để điều hòa ở mức vừa phải, không nên để thấp quá để tránh khi bước chân xuống đường sẽ bị sốc nhiệt.
- Bù nước cho cơ thể bằng cách uống càng nhiều nước càng tốt, uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày. Bù nước khi chưa thiếu, uống nước khi chưa khát mới có tác dụng khống chế tác hại của nắng nóng rõ nét.
Bù nước cho cơ thể bằng cách uống càng nhiều nước càng tốt, uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày.
- Nếu bị say nắng, phải nhanh chóng đưa vào chỗ râm mát, cởi bớt quần áo cho thoáng, quạt và lau mát cho nạn nhân.
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh, thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn. Thực phẩm đã nấu chín cần được bảo quản trong tủ lạnh. Không ăn thực phẩm ôi thiu hoặc bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu.
- Thường xuyên làm ẩm đường hô hấp bằng nước muối sinh lý dạng nhỏ vào mũi hay chai xịt nếu bạn thấy khô mũi.
- Nếu xuất hiện những dấu hiệu như thủy đậu, tay chân miệng, tuyệt đối không được chích vỡ các mụn phồng gây bội nhiễm. Có thể sử dụng dung dịch sát trùng như xanh méthylène chấm vào các mụn nước. Tình hình bệnh không có tiến triển cần được đem đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Pháp luật và bạn đọc