MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điểm mặt 7 thói quen xấu vào buổi sáng gây hại cho sức khoẻ cần phá bỏ ngay lập tức

18-09-2021 - 11:51 AM | Sống

Thức dậy vào buổi sáng có thể khiến bạn mệt mỏi, lười biếng hơn nếu vẫn giữ cho mình những thói quen xấu vào buổi sáng này.

Dù thức dậy vào lúc 6 giờ sáng hay lúc 10 giờ sáng thì một vài thói quen xấu khi thức dậy vào buổi sáng bạn vẫn cần thay đổi như:

1. Nhấn nút báo lại của báo thức

Cám dỗ của việc ấn nút báo lại là một trong những lý do khiến chu kỳ ngủ của bạn không được hoàn thành. Đây còn là nguyên nhân khiến các chuyên gia giấc ngủ tin rằng chúng ảnh hưởng đến sức khoẻ và khiến bạn mệt mỏi hơn khi thức dậy.

Chưa hết, thói quen nhấn nút báo lại của báo thức còn khiến bạn lười biếng, uể oải hơn. Do đó, nên đi ngủ sớm vào đêm hôm trước để sáng hôm sau có thể tỉnh dậy sảng khoái, thoải mái vì ngủ đủ giấc mà không cần nhấn nút báo lại gây hại cho sức khoẻ.

Điểm mặt 7 thói quen xấu vào buổi sáng gây hại cho sức khoẻ cần phá bỏ ngay lập tức - Ảnh 1.

2. Sử dụng điện thoại ngay khi tỉnh dậy

Trong một cuộc khảo sát, các nhà nghiên cứu cho biết có tới 63% người sử dụng điện thoại thông minh ngay khi thức dậy. Với tình trạng này, các chuyên gia về sức khoẻ cảnh báo rằng bạn nên bắt đầu ngày mới bằng cách hạn chế tối đa việc cầm vào điện thoại cho đến khi bạn tỉnh táo hơn.

Bởi vì, việc dùng điện thoại làm việc ngay ngay khi tỉnh dậy sẽ gây ra áp lực tinh thần và ảnh hưởng đến hoạt động trong ngày mới của bạn.

3. Rời khỏi giường không dọn dẹp

Việc không dọn dẹp khi ra khỏi giường có thể khiến bạn khó chịu trong suốt cả ngày dài.

Do đó, việc hình thành những thói quen tốt gồm cả việc dọn dẹp giường vào buổi sáng là điều cần thiết. Không những thế, thói quen dọn dẹp giường ngủ còn tạo ra dây chuyền các thói quen tốt khác được duy trì.

Điểm mặt 7 thói quen xấu vào buổi sáng gây hại cho sức khoẻ cần phá bỏ ngay lập tức - Ảnh 2.

4. Không uống nước khi thức dậy

Sau một đêm dài, cơ thể cần được cung cấp nước. Việc không uống nước khi thức dậy sẽ khiến quá trình trao đổi chất bị chậm lại.

Vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ thì uống nước ngay khi thức dậy còn đem lại hiệu quả giúp quá trình trao đổi chất diễn ra đúng hướng. Đồng thời, uống nước còn giúp thải độc gan, chống táo bón và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như nhiều lợi ích khác.

Lưu ý, cần uống nước ở nhiệt độ phòng vì uống nước lạnh ngay khi vừa thức dậy có thể gây sốc cho hệ thống và ảnh hưởng đến sức khoẻ.

5. Không tập thể dục sáng

Tập thể dục được biết là một thói quen cần duy trì vào buổi sáng vì tập thể dục có tác dụng tốt đối với cả sức khoẻ thể chất lẫn sức khoẻ tinh thần của con người.

Đồng thời, tập thể dục buổi sáng còn giúp tăng cường sự trao đổi chất, đốt cháy nhiều calo và tăng năng suất. Các chuyên gia sức khoẻ đưa ra lời khuyên nên tập thể dục vào buổi sáng thay vì buổi tối muộn quá sát giờ đi ngủ có thể khiến bạn trằn trọc, khó ngủ.

Điểm mặt 7 thói quen xấu vào buổi sáng gây hại cho sức khoẻ cần phá bỏ ngay lập tức - Ảnh 3.

6. Nhịn ăn sáng

Bữa sáng từ xưa đến nay vẫn được các nhà khoa học cho biết rằng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Tuy nhiên, không ít người không thích ăn hoặc có thói quen nhịn ăn sáng.

Nhịn ăn sáng là thói quen xấu vào buổi sáng nên được thay đổi. Không ăn sáng có thể khiến bạn mệt mỏi, uể oải và khó bắt đầu công việc trong ngày mới.

7. Đánh răng sau khi ăn sáng

Tưởng như vô lý nhưng vẫn có những người có thói quen ăn sáng xong rồi mới đánh răng để làm sạch những thứ còn sót lại sau khi ăn bữa ăn sáng.

Tuy nhiên, thói quen này thật sự phản khoa học bởi vì đánh răng ngay sau khi ăn không chỉ không tốt cho sức khoẻ răng miệng mà còn gây hại. Việc đánh răng ngay sau khi ăn còn là nguyên nhân làm hỏng men răng đang ở trạng thái suy yếu.

Nên đánh răng sau khi ngủ dậy và đánh răng trước khi ăn sáng. Sau khi ăn muốn vệ sinh hoặc làm sạch răng miệng có thể sử dụng nước muối để súc miệng hoặc dùng chỉ nha khoa để rửa sạch vụn thức ăn bám lại trên răng.

Đối với người bắt buộc phải đánh răng sau khi ăn sáng thì sau khi ăn 30 phút mới được đánh răng.

Nguồn và ảnh: WebMD, RunSociety.

Theo Phương Anh

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên