Hàng tỷ USD từ các gã khổng lồ công nghệ Mỹ, Hàn ồ ạt rót vào Việt Nam: Tâm điểm là ngành điện tử, bán dẫn
Từ đầu năm đến nay, Foxconn, Goertek, Quanta... liên tục rót vốn đầu tư nhiều dự án tại Việt Nam.
- 21-09-2023Công ty xét nghiệm gen Việt Nam Gene Solutions vừa nhận khoản đầu tư 21 triệu USD từ Mekong Capital
- 21-09-2023Tập đoàn đình đám một thời với những căn hộ dưới 1 tỷ đồng báo lãi nửa đầu năm giảm 72%, sở hữu một điều khiến mọi DN BĐS mơ ước
- 20-09-2023Hai lô trái phiếu quá hạn trị giá 2.000 tỷ của Novaland được chấp nhận thanh toán một phần bằng bất động sản
Các doanh nghiệp Mỹ chốt nhiều dự án bán dẫn
Sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam nâng cấp quan hệ, hai bên đã thảo luận về nhiều hợp tác có chiều sâu trong lĩnh vực KHCN và đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, trong lĩnh vực bán dẫn, Công ty Amkor Technology có trụ sở tại Arizona sẽ khởi công nhà máy tại Bắc Ninh vào tháng 10/2023. Tổng đầu tư cho dự án này là 1,6 tỷ USD.
Công ty Synopsys có trụ sở tại California sẽ khai trương một trung tâm thiết kế và khởi nghiệp bán dẫn phối hợp với Saigon Hi-Tech Park.
Trước đó, Synopsys và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã ký biên bản ghi nhớ về phát triển nguồn nhân lực tài năng thiết kế vi mạch (IC) tại Việt Nam, trong đó Synopsys hỗ trợ Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia thành lập một trung tâm ươm tạo thiết kế chip.
Đồng thời, Synopsys cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ với Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) về hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam.
Và công ty Marvell có trụ sở tại California công bố sẽ thành lập một trung tâm thiết kế bán dẫn hàng đầu thế giới tại TP.HCM.
Loạt dự án công nghiệp điện tử ký kết từ đầu năm tới nay
Ngày 22/9 tới đây, BQL KKT Hải Phòng sẽ tổ chức hội nghị trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án của Tập đoàn SKC, công ty con trực thuộc tập đoàn SK, chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc. Đây là dự án đầu tư trực tiếp đầu tiên của SK Group tại Việt Nam.
Trước đó, trong tháng 6, SKC đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Thành phố Hải Phòng của Việt Nam để tìm hiểu môi trường đầu tư cho vật liệu bán dẫn tiên tiến, pin thứ cấp và một số loại vật liệu khác thân thiện với môi trường.
Foxconn, đối tác quan trọng của Apple đã ký kết 2 dự án công nghiệp điện tử tại Việt Nam trong năm nay. Tháng 2, Foxconn thông qua công ty con là Fulian Precision Technology Component Co. đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn-Bắc Giang để thuê một khu đất rộng 45 ha tại Khu công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang với giá khoảng 62,5 triệu USD, chưa rõ loại sản phẩm mà nhà máy sẽ sản xuất.
Đến tháng 5, Foxconn Interconnect Technology Singapore PTE.LTD được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để triển khai dự án Công ty TNHH Fu Wing Interconnect Technology (Nghệ An) tại Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 - Nghệ An trên diện tích khoảng 48ha. Tổng vốn đầu tư của dự án là 100 triệu USD. Công ty chuyên sản xuất tai nghe không dây, dây kết nối, sạc không dây, loa, đầu kết nối.
Tập đoàn Goertek và Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) cũng đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc thuê lại 62,7 ha đất tại KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh. Được biết, Goertek đầu tư Dự án nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện Goertek Nam Sơn - Hạp Lĩnh tại đây.
Ngoài ra, trong tháng 8, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Chen Tao, Chủ tịch Tập đoàn Victory Giant Technology, một doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, chuyên sản xuất, kinh doanh các linh kiện điện tử, chất bán dẫn về tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại tỉnh. Sau một thời gian tìm hiểu, tập đoàn quyết định lựa chọn Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh là địa điểm để triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà máy với tổng mức đầu tư 400 triệu USD,
Gã khổng lồ sản xuất chip Hàn Quốc, Hanmi Semiconductor, cuối tháng 5/2023 công bố đưa Chi nhánh Hanmi Việt Nam tại Bắc Ninh vào hoạt động. Cũng cuối tháng 5/2023, công ty Infineon Technologies AG (Đức) về các giải pháp bán dẫn cho hệ thống điện và IoT đã thông báo việc mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam,
Tiềm năng ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam
Trong các năm qua, nhiều doanh nghiệp điện tử lớn đã đầu tư tại Việt Nam như Samsung, LG, Intel… đang mở ra cơ hội rất lớn cho ngành công nghiệp điện tử điện tử tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Virac, xét về trung và dài hạn, Việt Nam đã và đang thể hiện được tiềm năng để trở thành “bến đỗ”, trung tâm sản xuất mới của thế giới ở lĩnh vực điện tử, công nghệ, các ngành công nghiệp giá trị cao. Việt Nam đang hội tụ rất nhiều yếu tố tiềm năng từ nguồn nhân lực đến điều kiện địa lý, tự nhiên thuận lợi.
Trên cơ sở đó Việt Nam đang trên đà xây dựng đội ngũ nghiên cứu phát triển đủ mạnh cả về năng lực lẫn quy mô để sáng tạo ra các phát minh sáng chế công nghệ. Từ đó góp phần phát triển nền công nghiệp ngành linh kiện điện tử có giá trị gia tăng cao.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Điểm sáng FDI
Xem tất cả >>- LG tại Việt Nam: 2 nhà máy điện tử kiếm doanh thu hơn 200.000 tỷ đồng trong năm 2023, tiết lộ vụ thoái vốn khỏi liên doanh pin Lithium với VinFast
- Doanh nghiệp bán khoá học đầu tư, làm giàu... lại gặp khó khi tự tay đầu tư bất động sản, doanh thu năm 2023 sụt giảm tới 2/3
- Hai 'gã khổng lồ' hóa chất Hàn Quốc trao tay nhau lượng lớn cổ phần của công ty sản xuất chất hóa dẻo duy nhất Việt Nam
- Doanh thu giảm sâu, lỗ 200 triệu USD trong quý 4 nhưng các nhà máy Samsung tại Việt Nam vẫn góp tới 1/3 lợi nhuận toàn cầu 2023
- Doanh thu làm pin mặt trời tại Việt Nam gần 1,2 tỷ USD, 1 DN Trung Quốc sắp rót tiếp 454 triệu USD đầu tư dự án thứ 3 tại Thái Nguyên