‘Điểm mặt’ phân khúc bất động sản không dành cho lướt sóng trong năm 2022
Sau khi nới lỏng giãn cách, nhiều khu vực vùng ven TP. HCM chứng kiến làn sóng nhà đầu tư săn đất sau dịch. Nhưng theo ý kiến chuyên gia cho rằng, đầu tư bất động sản nói chung và một số phân khúc nói riêng là đầu tư trung và dài hạn, còn việc lướt sóng sẽ gặp rủi ro trong năm 2022.
- 25-12-2021Bất động sản lại ‘nóng’, ôm ván ‘lướt sóng’ nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?
- 25-12-2021Khó xảy ra sốt đất trong thời gian tới
- 24-12-2021Phân khúc bất động sản nào sẽ sôi động trong thời gian tới?
Đất nền vẫn giữ “ngôi vương”
Tại tọa đàm: “Giao dịch trở lại, đất nền có sốt giá cuối năm?”, do Báo Dân trí tổ chức mới đây. Ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc R&D DKRA Vietnam cho biết, bất động sản nói chung và đất nền nói riêng là kênh đầu tư ưu tiên hàng đầu tại Việt Nam. Những chính sách phát sinh trong đợt dịch vừa qua như "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến" bộc lộ nhu cầu về nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội hay còn gọi là nhà ở vừa túi tiền nói chung.
Đất nền vẫn là kênh đầu tư ưu tiên hàng đầu.
“Khi những chính sách khuyến khích nhà ở xã hội được thực thi, tôi nhìn thấy bức tranh tốt hơn khi nhu cầu nhà ở của đa số người dân sẽ được quan tâm tốt hơn và đáp ứng nhiều hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng đầu cơ trên thị trường bất động sản sẽ giảm bớt”, ông Hoàng nhận định.
Theo ông Hoàng, hiện nay, rất nhiều người mua bất động sản là đầu tư đầu cơ - tức là mua để bán lại. Trong khi nếu nhu cầu về nhà ở vừa túi tiền được đáp ứng thì nhu cầu đầu tư mua bán lại sẽ bớt rất nhiều. Từ đó, thị trường bất động sản sẽ có những phát triển ổn định, vững mạnh hơn so với giai đoạn 2008 - 2009.
“Tôi nghĩ rằng nhu cầu bất động sản nói chung và đất nền nói riêng vẫn sẽ phát triển do quá trình hình thành dân cư, đô thị hóa… Nhưng sự phát triển đó sẽ mang tính chất bền vững và ổn định hơn”, vị chuyên gia nêu ý kiến.
Ông Hoàng nhận định, những rủi ro về sốt ảo hay bong bóng cũng sẽ được kiểm soát tốt hơn. Như đã đề cập, trong 2 năm vừa qua, nguy cơ xảy cơn sốt ảo hay bong bóng bất động sản không nhiều như các năm trước. Suốt 2016 - 2018, thị trường cực kỳ sôi động nhưng hiện nay đã suy giảm do dịch bệnh, kiểm tra pháp lý, quy trình thủ tục quy hoạch ngày một chặt chẽ hơn. Đấy chính là yếu tố khiến thị trường tích cực, ổn định hơn so với trước.
Đất nền khó lướt sóng trong năm 2022
Thực tế, không ít nhà đầu tư trúng quả lớn từ đất nền, lời 2 - 3 lần chỉ sau 2-3 năm đầu tư, qua đó kích thích nhiều người bỏ tiền vào bất động sản.
Ông Hoàng dẫn chứng về một dự án ở Cần Giuộc, đoạn giáp với huyện Nhà Bè, (TP. HCM). Năm 2016, một lô đất khoảng 80m2 tại dự án này có giá 500 - 600 triệu đồng. Thời điểm hiện tại, giá lô đất này đã tăng hơn gấp 3 lần, ở mức 1,8 - 1,9 tỷ đồng, riêng những vị trí đẹp lên đến 2,1 tỷ.
"Điều đó giải thích vì sao, đất nền là kênh đầu tư ưu tiên hàng đầu và nhiều người xác định đầu tư lâu dài", ông Hoàng nhận định.
Khó lướt sóng đất nền trong năm 2022.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý về nhiều rủi ro trong đầu tư, "nhà đầu tư cần phải tìm hiểu và kiểm soát, chứ không phải vì rủi ro mà không đầu tư", TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế đề cập.
Trong đó, nhà đầu tư phải xác định được mình thuộc nhóm nhà đầu tư nào. Đối với tiêu chí đầu tư bất động sản nói chung và đất nền nói riêng, ông Lực khuyên nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về pháp lý, quy hoạch, hạ tầng - an ninh - cảnh quan, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh thì môi trường sống và cảnh quan cũng rất quan trọng.
Một yếu tố nữa là chủ đầu tư, những chủ đầu tư đứng đắn, làm ăn nghiêm túc sẽ đỡ rủi ro hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, thanh khoản bất động sản cũng rất quan trọng và cuối cùng là đòn bẩy tài chính. Theo ông Lực, đầu tư bất động sản nói chung và đất nền nói riêng là khoản đầu tư trung và dài hạn, đầu tư lướt sóng sẽ rủi ro trong năm 2022.