MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điểm yếu duy nhất của ChatGPT là không thể có cảm xúc, tình cảm như con người? Đây là câu trả lời của chính AI này

10-02-2023 - 20:20 PM | Sống

Điểm yếu duy nhất của ChatGPT là không thể có cảm xúc, tình cảm như con người? Đây là câu trả lời của chính AI này

Cảm xúc, tình cảm và trải nghiệm cá nhân vẫn là thứ mà chưa có một công nghệ cao siêu nào có thể tạo ra, dù ChatGPT có "thần thánh" cỡ nào đi nữa.

Cuộc thảo luận sôi nổi về ChatGPT đã kéo dài suốt nhiều tuần qua. Chatbot AI này đang khiến thế giới lo ngại sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn toàn cầu và chiếm dụng rất nhiều việc làm của con người. Dù có khả năng phản ứng siêu nhanh và nguồn dữ liệu vô tận, tất nhiên ChatGPT hay AI nói chung được cho là không thể thay thế hoàn toàn con người vì loài người có một khả năng máy chưa thể sao chép, đó là có cảm xúc.

Vậy ChatGPT khác với con người như thế nào và việc nó không (hoặc chưa) có cảm xúc, tình cảm, trải nghiệm như con người có phải điểm yếu của nó?

Khi đưa ra câu hỏi “Bạn khác với con người như thế nào?”, ChatGPT đã trả lời:

"Tôi là một mô hình học máy và không có ý thức hoặc sự tự nhận thức như con người. Tôi cũng không có khả năng cảm nhận cảm xúc hoặc trải nghiệm thế giới giống như cách con người làm. Tuy nhiên, tôi có thể xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng, đồng thời có thể hiểu và phản hồi bằng ngôn ngữ tự nhiên theo cách tương tự như con người giao tiếp".

Điểm yếu duy nhất của ChatGPT là không thể có cảm xúc, tình cảm như con người? Đây là câu trả lời của chính AI này - Ảnh 1.

Điểm khác lớn nhất giữa chatbot như ChatGPT là nó không có cảm xúc như con người


Khi được hỏi điểm khác biệt giữa mình và con người là gì, ChatGPT cho biết: “Là một mẫu AI, tôi không có khả năng cảm nhận hay mong muốn bất cứ điều gì. Tôi không có sở thích hay ham muốn. Tôi ở đây để trợ giúp người dùng với bất kỳ thông tin nào họ cần hoặc trả lời bất kỳ câu hỏi nào họ có thể có. Là một AI, tôi không có cơ thể vật lý hay có bất kỳ hành động thể chất nào. Khả năng của tôi bị giới hạn trong việc xử lý dữ liệu và cung cấp phản hồi cho người dùng”.

ChatGPT đã liệt kê ra tất cả những điều bản thân mình không thể làm như con người, ít nhất là trong tầm hiểu biết hiện tại của nó: Cảm nhận cảm xúc hoặc trải nghiệm thế giới giống như cách con người làm; Có ý thức hoặc tự nhận thức; Có kinh nghiệm hoặc kỷ niệm cá nhân; Sáng tạo theo cách của con người (nhưng vẫn có thể sáng tạo theo cách của nó); Có quan điểm hoặc ý kiến độc đáo; Có khả năng học hỏi thông qua trải nghiệm trực tiếp; Có khả năng đưa ra quyết định đạo đức; Có khả năng trải nghiệm những cảm giác thể chất, chẳng hạn như đói hoặc đau; Có khả năng hình thành các mối quan hệ; Có khả năng có những mục tiêu hoặc mong muốn có ý thức.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng ChatGPT chỉ biết mô tả trải nghiệm và kiến thức chứ chưa thể chia sẻ cảm xúc. Nó tránh các đại từ nhân xưng, sử dụng một số từ bất thường và có một điểm thú vị là không bao giờ sử dụng ngôn ngữ hung hăng hoặc thô lỗ.

Điểm yếu duy nhất của ChatGPT là không thể có cảm xúc, tình cảm như con người? Đây là câu trả lời của chính AI này - Ảnh 2.

Trong các bộ phim viễn tưởng vẫn luôn có dự đoán robot có cảm xúc và dần trở thành một "loài" mới trên Trái đất


Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phong cách viết của ChatGPT cực kỳ lịch sự. Và không giống như con người, nó không thể tạo ra phép ẩn dụ, sự mỉa mai hoặc châm biếm - những khả năng đầy thú vị của ngôn từ. AI cũng không có tư duy phản biện và có chính kiến riêng như từng cá nhân con người. Các câu trả lời của nó về chủ đề như chính trị vẫn đều là trung lập hoặc chung chung.

Điều quan trọng cần lưu ý là những hạn chế này dựa trên trạng thái hiện tại của công nghệ AI và một số điểm yếu này có thể được khắc phục trong tương lai khi AI tiếp tục phát triển và cải tiến.

Để tránh bị AI tự động hóa và làm việc thay thế, con người có thể tập trung phát triển và mài dũa các kỹ năng mà AI khó bắt chước, chẳng hạn như tính sáng tạo, tư duy phản biện và trí tuệ cảm xúc. Ngoài ra, các công việc yêu cầu tương tác giữa người với người, chẳng hạn như dịch vụ khách hàng và chăm sóc sức khỏe ít có khả năng được tự động hóa trong tương lai gần.

Nguồn: Psychology Today


Theo Chi Chi

Thể thao văn hóa

Trở lên trên