MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Diễn biến mới vụ hơn 1.000 công nhân ngưng việc tập thể để đòi quyền lợi

23-08-2024 - 08:58 AM | Doanh nghiệp

Hơn 1.000 công nhân ngưng việc tập thể tại Công ty TNHH giày Alena Việt Nam ở Thanh Hóa đã trở lại làm việc bình thường sau khi các quyền lợi đã được doanh nghiệp đáp ứng.

Tối 22-8, thông tin từ LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa cho biết hơn 1.000 công nhân ngưng việc tại Công ty TNHH giày Alena Việt Nam (đóng tại xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) đã quay trở lại làm việc bình thường trong chiều cùng ngày khi nguyên vọng đã được giới chủ lắng nghe, đáp ứng.

Diễn biến mới vụ hơn 1.000 công nhân ngưng việc tập thể để đòi quyền lợi- Ảnh 1.

Đại diện Công đoàn phối hợp với công ty đối thoại với người lao động. Sau khi quyền lợi được đáp ứng, ngay trong chiều ngày 22-8, công nhân đã trở lại làm việc bình thường

Theo đó, tại buổi đối thoại kéo dài sang đầu giờ chiều ngày 22-8, phía doanh nghiệp đã đồng ý với đề xuất của công nhân, người lao động hỗ trợ tiền ăn tăng ca (từ 2 giờ trở lên), với số tiền 20.000 đồng.

Đối với quà mừng sinh nhật công nhân, người lao động sẽ chuyển thành tiền, không tặng quà như trước nữa.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, bắt đầu từ sáng nay 22-8, khoảng hơn 1.000 công nhân tại Công ty TNHH giày Alena Việt Nam đã đồng loạt ngừng việc tập thể, tập trung trong khuôn viên của công ty để yêu cầu chủ doanh nghiệp chi trả thêm chế độ tăng ca.

Diễn biến mới vụ hơn 1.000 công nhân ngưng việc tập thể để đòi quyền lợi- Ảnh 2.

Công nhân ngưng việc tập thể trong sáng ngày 22-8

Theo một số công nhân làm việc tại đây, mặc dù họ tăng ca thêm giờ từ 2-4 tiếng đồng hồ, thế nhưng công ty không hỗ trợ tiền cơm, mà theo quy định nếu tăng ca đêm sẽ phải được hưởng đãi ngộ này. Ngoài ra, một số công nhân cho rằng quà tặng ngày lễ, sinh nhật công ty tặng không tương xứng với số tiền công đoàn họ đóng lâu nay...

Ngay khi nhận được thông tin, đại diện lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa, LĐLĐ huyện Yên Định và các ngành chức năng đã trực tiếp tới công ty lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân, người lao động để phối hợp với giới chủ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân, người lao động.

Theo Tuấn Minh

Người Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên