MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều chỉnh lại các địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng

Điều chỉnh lại các địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng

Việc điều chỉnh lại một số địa bàn thuộc các vùng I, II, III, IV sẽ làm thay đổi mức lương tối thiểu vùng ở một số địa phương.

Tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động Chính phủ vừa ban hành, ngoài việc tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% và bổ sung mức lương tối thiểu giờ như đã thông tin , Nghị định 38/2022/NĐ-CP còn điều chỉnh lại một số địa bàn thuộc các vùng I, II, III, IV từ đó làm thay đổi mức lương tối thiểu vùng ở một số địa phương.

Cụ thể, tại vùng I, bổ sung TP.Thủ Đức do được gộp từ Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức thuộc TP.HCM.

Một số địa phương được chuyển từ vùng II lên vùng I là TP.Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, huyện Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai.

Một số địa phương được chuyển từ vùng III lên vùng II là thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh; TP.Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình; TP.Vinh, thị xã Cửa lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An; thị xã Hòa Thành thuộc tỉnh Tây Ninh; TP.Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long; TP.Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Một số địa phương được chuyển từ vùng IV lên vùng III là huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh; huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An; huyện Mang Thít thuộc tỉnh Vĩnh Long; huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, nguyên tắc áp dụng phân vùng cơ bản kế thừa theo danh mục quy định hiện hành, ngoài ra có sự rà soát, cập nhật lại tên một số địa bàn sau khi có sự thay đổi do phải thực hiện sắp xếp lại địa giới hành chính theo các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Việc điều chỉnh vùng của các địa phương nêu trên nhằm tạo sự cân đối hợp lý về giá nhân công giữa các địa bàn lận cận, do các địa bàn trên có sự phát triển hơn về thị trường lao động, hình thành các khu, cụm công nghiệp.

Ngoài ra, một điểm mới của Nghị định 38 là bỏ quy định về lương tối thiểu cao hơn 7% cho người đã qua học nghề

Trước đó, theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.

Còn những người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề (tức có bằng nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học,…) thì được trả lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đã quy định.

Tuy nhiên, sang đến Nghị định 38/2022/NĐ-CP, nội dung này đã bị bãi bỏ. Thay vào đó, Nghị định 38 chỉ quy định chung rằng mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương cho người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng.

Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp khi trả lương phải bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

Theo Nguyễn Nga

BizLive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên