MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển khoa học, đồng bộ

"Quy hoạch hệ thống cảng biển mang tính tổng thể nhưng cần xác định bước đầu không gian đất đai, mặt nước để sẵn sàng triển khai sau khi được phê duyệt điều chỉnh”. Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.


Đề án Điều chỉnh Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 điều chỉnh một số nội dung về mục tiêu, nhóm cảng biển, nhu cầu sử dụng đất và mặt nước; nhu cầu vốn đầu tư; các dự án ưu tiên; điều chỉnh giải pháp thực hiện quy hoạch.

Theo đó, đến năm 2030, hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hoá từ 1.330 - 1.612 triệu tấn, lượng hành khách từ 17,4 đến 18,8 triệu lượt. Lượng hàng trung chuyển container quốc tế dự kiến khoảng 4,1 triệu TEU. Ngoài các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế được ưu tiên phát triển như Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu), phấn đấu xây dựng bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; cảng biển TP.HCM từ cảng biển loại 1 được quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt; bổ sung nhu cầu hàng hoá trung chuyển quốc tế qua khu bến Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng) khoảng 0,5-1 triệu TEU/năm vào năm 2030.

Điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển khoa học, đồng bộ- Ảnh 1.

Theo quy hoạch, đến năm 2030, hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hoá từ 1.330 - 1.612 triệu tấn, lượng hành khách từ 17,4 đến 18,8 triệu lượt.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang cho biết: "Chúng tôi cũng đã nghiên cứu để hoàn thiện quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển trong quá trình bổ sung sửa đổi quy hoạch tổng thể cảng biển theo quy định của Luật quy hoạch sau khi quy hoạch tổng thể quốc gia được phê duyệt".

Tại cuộc họp, lãnh đạo các Bộ, ngành và các địa phương cho rằng: Đề án điều chỉnh phải tăng cường kết nối đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, các phương thức vận tải, cơ sở dịch vụ logistics,… không để xảy ra tình trạng đầu tư dàn trải, không hiệu quả, lãng phí nguồn lực, giảm sức cạnh tranh của cảng biển Việt Nam.

Đánh giá cao tinh thần tích cực, chủ động của Bộ Giao thông Vận tải trong xây dựng quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: quy hoạch tổng thể có phương pháp, tiêu chí phân loại khoa học, bám sát quan điểm, mục tiêu, dự báo nhu cầu phát triển của từng vùng kinh tế-xã hội, từng địa phương.

Điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển khoa học, đồng bộ- Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải tính toán, làm rõ luận chứng kinh tế, kỹ thuật, môi trường, tuân theo các tiêu chí xanh, năng lượng xanh, hạ tầng số…đặt trong lợi ích của các nhóm cảng biển, cũng như lợi ích của vùng, quốc gia. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo: Quy hoạch hệ thống cảng biển mang tính tổng thể nhưng cũng cần xác định bước đầu không gian đất đai, mặt nước để sẵn sàng triển khai sau khi được phê duyệt điều chỉnh.

Quy hoạch phải tổng thể rồi tới chi tiết, kèm theo đó là các luận chứng về kinh tế kỹ thuật và môi trường, chúng ta phải được một dự báo chính xác để chúng ta có lộ trình đầu tư, chứ về thiết kế, hạ tầng xong rồi, về không gian của mặt nước, không gian của đất đai đã phải tính sẵn, giải phóng từ đầu rồi.


Theo Phương Thoa

vov.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên