Điều gì giúp địa phương này bỏ xa TPHCM và Hà Nội trong cuộc đua chuyển đổi số?
Đây là thành phố duy nhất đứng đầu cả nước ở cả 3 trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số; đồng thời, dẫn đầu 63 tỉnh, thành về mức độ chuyển đổi số năm 2020, với giá trị đạt được là 0,4874.
- 20-10-2021Thu nhập bình quân lao động quý 3 còn thấp hơn cả 'đáy' trong vòng 10 năm
- 20-10-2021Việt Nam sắp có thêm 9 tuyến đường sắt dài hơn 2.300 km, gồm đường sắt cao tốc Bắc - Nam và tuyến TP. HCM - Cần Thơ
- 19-10-2021Vì sao doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ra nước ngoài lỗ 1,17 tỷ USD?
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức buổi công bố bảng xếp hạng chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh năm 2020 (DTI 2020). Tại buổi họp, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT, ông Nguyễn Phú Tiến chia sẻ, năm 2020 là năm đầu tiên Bộ TT&TT đánh giá chỉ số chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên Bộ TT&TT triển khai khảo sát, thu thập, kiểm tra số liệu báo cáo để phục vụ đánh giá chỉ số chuyển đổi số qua hình thực trực tuyến.
Cơ sở đánh giá của bộ chỉ số chuyển đổi số cấp bộ bao gồm 7 chỉ số chính, 41 chỉ số thành phần và 111 tiêu chí. Trong đó, 109 tiêu chí được thực hiện đánh giá từ số liệu thu thập của bộ, ngành báo cáo; 2 tiêu chí được thực hiện khảo sát người dân, doanh nghiệp (DN).
Kết quả báo cáo DTI 2020 cho thấy, trong số 18 bộ, ngành cung cấp dịch vụ công, kết quả chuyển đổi số giữa các bộ không có sự chênh lệch quá lớn. Theo đó, với giá trị DTI đạt 0,4944, Bộ Tài chính trở thành cơ quan dẫn đầu trong nhóm 18 bộ, ngành. Theo sau là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch Đầu tư, BHXH Việt Nam và Bộ Y tế.
Bộ Tài chính dẫn đầu trong nhóm 18 bộ, ngành về mức độ chuyển đổi số 2020. Nguồn: MIC
Còn trong 7 bộ, ngành không có dịch vụ công, Đài Truyền hình Việt Nam xếp vị trí thứ nhất với giá trị DTI là 0,2995. Đứng thứ 2 là Thông tấn xã Việt Nam xếp với số điểm 0,2975; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ở vị trí thứ 3, với điểm DTI là 0,2848.
Bỏ xa TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về mức độ chuyển đổi số năm 2020
Về cơ sở đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp tỉnh, bộ chỉ tiêu gồm 108 chỉ số thành phần và 306 tiêu chí (57 tiêu chí được thực hiện khảo sát người dân, DN, các công chức). 3 trụ cột chính để đánh giá là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bên cạnh đó, mỗi trụ cột đều có 7 chỉ số chính và các chỉ số thành phần, tiêu chí tương ứng. Cụ thể, chính quyền số có 45 chỉ số thành phần và 133 tiêu chí; kinh tế số có 2 chỉ số thành phần và 101 tiêu chí; xã hội số có 27 chỉ số thành phần và 72 tiêu chí.
Đáng chú ý, kết quả xếp hạng DTI 2020 cấp tỉnh cho thấy, Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về mức độ chuyển đổi số năm 2020, với giá trị đạt được là 0,4874. Đây cũng là địa phương duy nhất đứng đầu ở cả 3 trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số.
Các vị trí tiếp theo trong top 10 tỉnh, thành phố lần lượt là Thừa Thiên Huế, Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP.HCM, Tiền Giang, Cần Thơ, Ninh Bình, Kiên Giang và Bắc Giang.
Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về mức độ chuyển đổi số năm 2020. Nguồn: MIC
Để có thể xếp hạng nhất ở cả 3 trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số, báo cáo cho biết, thành phố Đà Nẵng đã có những kết quả ấn tượng trong việc chuyển đổi số. Đơn cử như về Đề án chuyển đổi số thành phố, Đà Nẵng đứng nhất 12 năm liên tiếp về ICT index trong các tỉnh thành, đạt giải thưởng ASOCIO smart city 2019.
Bên cạnh đó, thành phố cũng thành lập trung tâm giám sát với 200 camera giao thông thông minh, 1.800 camera an ninh chuyên dụng, 34.500 camera giám sát huy động từ người dân, doanh nghiệp...
Ngoài ra, Đà Nẵng cũng triển khai cổng dữ liệu mở để cung cấp dữ liệu, công khai thông tin cho người dân, doanh nghiệp; 100% đơn vị y tế triển khai ứng dụng y tế điện tử trên nền tảng chung; 98% người dân, doanh nghiệp hài lòng khi sử dụng ứng dụng và tiện ích trên môi trường số...