MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều gì làm nên sự trở lại “vang dội” của Ovaltine sau một thời vắng bóng?

28-09-2018 - 13:30 PM | Sống

Không phải bảng quảng cáo to đùng hay bộ ảnh ngàn người share, thành công của Ovaltine trước hết là nhờ thông điệp ý nghĩa và đánh đúng tâm lý của các bậc phụ huynh

Nhắc đến chiến dịch “Chỉ cần con thích” của Ovaltine, mọi người nhớ nhiều về tấm biển quảng cáo to đùng tại ngã tư tấp nập được một cư dân mạng chụp và chia sẻ. Tuy nhiên, nếu chỉ nhiêu đó thôi, thông điệp của Ovaltine đã không thể nào lan rộng và truyền cảm hứng đến cho nhiều người đến vậy.

Chiến dịch “thiên thời, địa lợi”

Câu chuyện về áp lực và bệnh thành tích là điều mà rất nhiều người đã nói hàng ngày, hàng giờ tại Việt Nam nhưng đến lượt Ovaltine, câu chuyện mới được đẩy lên mức cao trào. Tại sao?

Thông điệp hay là một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, trong câu chuyện lần này, thời điểm cũng rất quan trọng. Nếu bạn chưa quên, trước khi thông điệp của Ovaltine được truyền tải, cộng đồng mạng vẫn chưa hết nguôi ngoai bởi vụ tự tử vì áp lực của nam sinh Nguyễn Khuyến cũng như vụ gian lận điểm tại Hà Giang. Chưa bao giờ, bệnh thành tích lại trở thành “cái u nhọt” nhức nhối của xã hội đến vậy.

Và thông điệp từ Ovaltine xuất hiện đúng thời điểm như một cú “khều” nhẹ nhàng vào tâm can của các bậc phụ huynh, một lần nữa nhắc nhở họ về mục đích thực sự của chuyện học hành, của việc chơi thể thao. “Thực ra, bệnh thành tích và những áp lực từ sự kỳ vọng của ba mẹ lên con trẻ không phải chuyện mới. Trên đường đưa con đi học thấy tấm poster này, từng câu từng chữ trong tấm poster thực sự làm Hà trăn trở “nếu con không thể làm bố mẹ tự hào như bạn ấy, bố mẹ có hết thương con không?” Từ bao giờ mà tình yêu thương của ba mẹ dành cho con cái lại là thứ cần đánh đổi…” – một đoạn ngắn chia sẻ từ facebook của Lý Hải Minh Hà.

Bắt đầu từ một sự trăn trở “hết thương” nhức nhối, tiếp đến là bộ album với thông điệp “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích” và cuối cùng kết thúc bằng tấm quảng cáo to bự, Ovaltine đã từng bước nhẹ nhàng len lỏi vào tâm trí của các bậc phụ huynh và khẳng định một điều quan trọng duy nhất: “Một đứa trẻ hạnh phúc khi được sống đúng với đam mê, được làm những điều mình thích mới có thể phát triển một cách tốt nhất”.

Và “nhân hòa”

“Mẹ không cần con tự mình giành thật nhiều huy chương – Từ sự ngỡ ngàng ban đầu khi thấy hình ảnh này, tôi chuyển sang thích thú khi xem hết bộ ảnh của Ovaltine. Đó cũng là lần đầu tiên tôi thực sự chú ý đến áp lực trên vai con mà mình đã vô tình tạo nên. Rất cảm ơn chiến dịch lần này của Ovaltine đã giúp tôi nhìn nhận lại về cách nuôi dạy con của mình” – Chia sẻ từ chị N.T.Q.N (Phú Nhuận – TP.HCM)

“Tự nhiên nhìn bộ hình Chỉ cần con thích thấy chạnh lòng dễ sợ luôn. Ước gì hồi nhỏ má mình cũng nói với mình mấy câu tương tự…” – bạn M.L.T (Quận 3 – TP.HCM) chia sẻ.

Không chỉ những bậc phụ huynh, thông điệp của Ovaltine đánh động tới tâm thức của cả những người trẻ. Những người đã không thực sự được sống đúng với đam mê, với sở thích của mình khi còn nhỏ. Bởi một điều dễ hiểu, dường như bệnh thành tích đã ăn sâu vào tâm thức của thế hệ người Việt Nam từ rất lâu. Chúng ta nói về những ngôi vô địch, những thứ hạng nhất nhì như một chuẩn mực đánh giá mà quên mất rằng niềm vui mới thực sự là điều cần cho một đứa trẻ chứ không phải những danh hiệu phù phiếm đó.

Ước mơ mong con vươn tới giải nhất, đạt được thành quả cao không sai. Tuy nhiên, nếu điều đó trái với niềm vui của con trẻ; Nếu con đơn thuần chỉ mong tranh giải vì mong mỏi của gia đình; Nếu sĩ diện của ba mẹ vượt trên những kiến thức con tích lũy thì ngôi vô địch liệu có còn “đẹp”?

Chắn chắn là không. Vậy nên cũng chẳng quá khó khăn để hiểu tại sao thông điệp “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích” của Ovaltine lại thành công đến thế.

A.D

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên