MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều gì sẽ đẩy giá dầu xuống mức 10USD/thùng?

10-01-2017 - 20:59 PM | Thị trường

Một cuộc cách mạng năng lượng mới có thể đẩy giá dầu xuống đến mức 10USD/thùng nếu thị trường tiên đoán được sự sụt giảm về nhu cầu.

Trong bài phỏng vấn với Bloomberg, ông Thierry Lepercq, Giám đốc nghiên cứu, công nghệ và cải tiến tại công ty năng lượng của Pháp Engie SA, dự đoán giá điện năng lượng mặt trời có thể xuống đến mức 1¢/kWh (3.400VND/kWh) trong giai đoạn nóng nhất vào năm 2025.

Ông cho rằng “năng lượng mặt trời, pin tích điện, các phương tiện chạy điện và hydro, các thiết bị liên kết có tiềm năng tăng trưởng gấp nếp hình chữ J”.

Cuộc cách mạng năng lượng mới này có thể đẩy giá dầu xuống đến mức 10USD/thùng nếu thị trường tiên đoán được sự sụt giảm về nhu cầu. “Thời đại của năng lượng tái tạo miễn phí đã đến”, ông nói.

Bằng chứng là ở Pháp, công ty Engie đang tiến hành thử nghiệm một mô hình vô cùng bài bản tại khu vực Provence-Alpes-Cote d’Azur.

Khu vực này có 5 triệu người sinh sống. Số liệu cho thấy chi phí năng lượng tái tạo phục vụ toàn bộ nhu cầu của Provence-Alpes-Cote d’Azur đến năm 2030 có giá thấp hơn chi phí năng lượng truyền thống tới 20%.

Trong hệ thống thử nghiệm mới, năng lượng mặt trời, gió, khí vi sinh, pin tích điện và hydro là các yếu tố chủ đạo.

Trong năm 2016, giá điện năng lượng mặt trời tại các khu vực có khí hậu nóng bức đã giảm chóng mặt.

Israel đã giải quyết được vấn đề thiếu nước trên sa mạc bằng một nhà máy khử muối quy mô lớn nhất hành tinh.

Trung Quốc thì đang xem xét lắp đặt mạng lưới điện quốc tế HVDC trị giá 50 nghìn tỷ USD để tận dụng các nguồn tài nguyên tái tạo.

Nhiều sáng kiến như Land Art Generator Initiative nỗ lực truyền tải thông điệp đến cho người tiêu dùng rằng “Năng lượng tái tạo có thể cũng rất nghệ thuật nữa”.

Đương nhiên cuộc cách mạng này cũng vấp phải những trở ngại về kinh tế.

Một sự kiện khó tin đã xảy ra tại Đức năm ngoái, khi giá điện giảm xuống mức -130 Euro/ MWh trong vài tiếng đồng hồ, đồng nghĩa người dân được trả thêm tiền để sử dụng điện.

Đức có nhiều nguồn sản xuất điện như điện hạt nhân, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời. Sản lượng năng lượng tái tạo ngày càng cao trong khi hệ thống lưu trữ lại không đáp ứng.

Khi sản lượng điện vượt mức tiêu thụ, người ta buộc phải dừng hoạt động các nhà máy điện. Tuy nhiên đây là quy trình phức tạp và tốn kém chi phí khi khởi động lại, nên Đức buộc phải chọn cách trả tiền cho người dân tăng cường sử dụng năng lượng (giá điện âm).

Tại Mỹ, ngành điện than truyền thống được xem là tạo công ăn việc làm cho 200.000 nhân công. Việc đóng cửa các nhà máy sản xuất có thể là thảm họa cho thị trường lao động.

Trong dài hạn, việc giá dầu xuống đến 10USD/thùng cũng là một hệ quả kinh tế đối với những nước sản xuất dầu lớn.

Theo Thảo Mai

BizLIVE

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên