MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều gì xảy ra sau khi tốc độ tăng giá cước container chững lại sau Tết?

Điều gì xảy ra sau khi tốc độ tăng giá cước container chững lại sau Tết?

Trang tin chuyên về hàng hải Seatrade Maritime News đưa tin, nhiều chủ hàng châu Âu hiện đang từ chối phải trả chi phí vận chuyển container nhập hàng từ châu Á, khiến hàng loạt nhà máy tiếp tục kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trong khi các container lại chất đống tại cảng.

Đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt khu vực châu Âu đang vật lộn để phục hồi trong năm nay. Bên cạnh đó, nhu cầu ngày càng giảm dẫn đến đến giá cước vận tải container giảm dần kể từ giữa tháng 1/2021.

Hồi đầu năm, giá cước vận tải container giao tuyến châu Á - Bắc Âu đạt mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Song, chỉ trong tuần vừa qua, giá cước đã giảm 2,7% cho thấy tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân này đang chững lại.

Tỷ giá giao ngay giảm là bằng chứng cho thấy giá cước vận chuyển "cao ngất trời" giữa châu Á và Bắc Âu đang khiến việc vận chuyển nhiều mặt hàng có giá trị thấp bị thua lỗ đáng kể. Do vậy, nhiều chủ hàng đang cân nhắc về việc có nên rút dây chuyền cung ứng xuyên lục địa hay không.

Tỷ lệ thực tế mà các chủ hàng và người giao nhận đang trả cho các hãng vận tải đạt mức khoảng gấp đôi so với chỉ số cước vận tải hàng hóa container Thượng Hải (SCFI), phần lớn do quá nhiều phụ phí cũng như các phí đảm bảo thiết bị, không gian...

Chỉ số SCFI chặng Thượng Hải - Bắc Âu đã ghi nhận mức 4.276 USD/teu vào cuối tháng 1, giảm 117 USD/teu so với tuần trước. Việc giảm giá cước chủ yếu là do các hợp đồng trả trước. Trên thực tế, các hãng vận tải đã chấp nhận thêm nhiều đơn đặt hàng hơn trước dịp Tết Nguyên đán.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng vận chuyển toàn cầu có thể kéo dài vài tháng nữa, các nhà nhập khẩu tại Anh cũng đang đối mặt với chi phí vận chuyển tăng cao, làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng thiếu container vận chuyển rỗng ở châu Á và tắc nghẽn tại các cảng biển nước sâu của Vương quốc Anh.

Nhiều chuyên gia trước đó đã đánh giá lạc quan rằng các đơn hàng tồn động có thể được giải quyết trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào tháng 2. Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch mới đây tại Trung Quốc đã khiến các doanh nghiệp một lần nữa trong tình trạng bất định.

Câu hỏi lớn đặt ra hiện nay là: Kỳ nghỉ Tết đã kết thúc, điều gì sẽ xảy ra khi giá cước vận tải biển truyền thống bắt đầu giảm? Liệu tình trạng giảm lãi suất diễn ra mới đây sẽ tiếp tục, hay các chỉ số sẽ theo đà leo dốc?

Dịp Tết Nguyên đán năm nay đã trở nên hoàn toàn khác biệt so với những năm trước, khi nhiều tàu đã không ra khơi sau tuần lễ nghỉ Tết. Các chuyên gia ước tính, thế giới cần thêm khoảng 500.000 teu mới đủ để lấp đầy 25 tàu lớn nhất đang hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại. Trong khi đó, giá container tiêu chuẩn trên các tuyến xuyên Thái Bình Dương tăng tăng gấp bốn lần so với một năm trước, thậm chí còn là trước khi tính phụ phí thiết bị và phí bảo hiểm.

Nhiều chủ hàng châu Âu đang từ chối phải trả chi phí cao như vậy để nhập hàng từ châu Á, khiến cho hàng loạt nhà máy kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trong khi các container chất đống tại cảng.

Ông Jon Monroe, Chuyên gia tư vấn của các hãng vận tải không vận hành tàu (NVO) cho biết: "Khoảng 30% lượng hàng tồn đọng tại các cảng sẽ được chuyển đến sau Tết Nguyên đán". Hiện nay, toàn bộ hãng vận tải tại các cảng đều đối mặt với tình trạng thiếu thiết bị, điển hình như cảng Hải Phòng (Việt Nam), hay Phúc Châu (Trung Quốc).

Anh Vũ

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên