MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều may mắn nhất của con trẻ là được bố mẹ cho phép phạm sai lầm: Câu chuyện chàng trai đổi 20 năm bệnh tật vì trốn 1 trận đòn là minh chứng

23-10-2021 - 21:40 PM | Sống

Con người sinh ra ai mà chẳng phạm sai lầm, đặc biệt là lứa tuổi trẻ thơ thiếu hiểu biết. Thế nhưng, cách mà những bậc cha mẹ giải quyết sai lầm của con cái mới quyết định tương lai của chúng.

1. Con trẻ phạm sai lầm nhưng giấu giếm bố mẹ là nước đi bi thương của cả đời

Điều may mắn nhất của con trẻ là được bố mẹ cho phép phạm sai lầm: Câu chuyện chàng trai đổi 20 năm bệnh tật vì trốn 1 trận đòn là minh chứng - Ảnh 1.

Chàng thanh niên tên Tiểu Lâm năm nay đã 26 tuổi, thường xuyên bị căn bệnh viên phổi dày vò trong đau đớn. Cậu biết rõ nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của mình đến từ một chuyện thuở nhỏ.

20 năm về trước, cậu đã vô tình nuốt một chiếc còi và chính chiếc còi đó đã làm tổn thương đến phổi của cậu. Vì sợ bố mẹ đánh đập, la mắng nên cậu quyết định giấu bố mẹ mọi chuyện. Thế nhưng hành động giấu giếm này đã mang đến sự tổn hại sức khỏe cả đời cho Tiểu Lâm.

Điều may mắn nhất của con trẻ là được bố mẹ cho phép phạm sai lầm: Câu chuyện chàng trai đổi 20 năm bệnh tật vì trốn 1 trận đòn là minh chứng - Ảnh 2.

Con trẻ không dám tâm sự những trải nghiệm của mình cho bố mẹ là vì chúng biết bố mẹ sẽ dùng vũ lực và mắng nhiếc để xử lí. Vậy nên, chúng thà rằng để bản thân chịu thiệt thòi còn hơn kể cho bố mẹ nghe.

Như câu chuyện của Tiểu Lâm, cậu đã dùng 20 năm chống chọi với căn bệnh viêm phổi để đổi lấy một lần không bị bố mẹ đánh đập. Đây là một chuyện phải cần nghị lực rất lớn mới có thể làm được. Đồng thời, quá trình 20 năm này cũng để lại cho cậu nỗi đau về tinh thần to lớn hơn cả.

Khi một đứa trẻ phạm sai lầm, nhiều bậc phụ huynh lựa chọn phương pháp "động tay động chân", cho chúng một trận trước rồi mới hỏi chi tiết câu chuyện sau.

Cứ như thế, đứa trẻ dần dần sẽ tạo nên tư tưởng phòng bị, không còn dám nói chuyện với bố mẹ nữa. Bản thân phạm sai lầm cũng chẳng thoải mái là bao, hà cớ gì phải kể cho bố mẹ để rồi lại bị đánh thêm?

Trẻ nhỏ hiếu động, tinh nghịch một chút cũng là chuyện bình thường. Bậc làm cha mẹ quan trọng nhất là nên biết cách để con mình nhận ra lỗi lầm, chứ không phải dùng vũ lực hay chỉ trích để tạo áp lực cho chúng.

"Thương cho roi cho vọt", nhưng cũng phải tùy trường hợp. Đừng để một phút nông nỗi của cha mẹ gây ra vết thương trong lòng con trẻ và rồi ảnh hưởng đến tư tưởng làm người của chúng về sau.

2. Lỗ hổng trong mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ chính là: Chúng sẽ không cần đến sự trợ giúp của bố mẹ ngay cả trong những lúc khó khăn nhất

Điều may mắn nhất của con trẻ là được bố mẹ cho phép phạm sai lầm: Câu chuyện chàng trai đổi 20 năm bệnh tật vì trốn 1 trận đòn là minh chứng - Ảnh 3.

Con cái tâm sự với bố mẹ về những khó khăn và đau khổ, nhưng những gì nhận về không phải là sự sẻ chia đồng cảm, mà là những lời trách móc. Vậy thì con cái có cần thiết phải tâm sự với bố mẹ nữa không? Thôi thì đành ngậm miệng để bản thân được thoải mái còn hơn.

Lúc nhỏ phạm sai lầm, bố mẹ mắng: "Đầu óc chậm chạp. Đáng đời!", "Sao mày ngu thế? Có bao nhiêu đây cũng làm không xong".

Lớn hơn chạy nhảy hiếu động bị gãy tay, mẹ ngồi bên vừa chăm sóc vừa mắng nhiếc: "Thứ vô dụng! Ngày nào cũng kiếm chuyện để phá. Tiền bạc làm ra chỉ để lo cho những lúc mày phá phách thôi".

Trưởng thành đi làm, công việc mệt mỏi, nghỉ việc để tìm kiếm cơ hội mới,… bố mẹ nghe được thì hùa vào mắng: "Làm cái gì cũng không nên hồn! Mới làm một chút đã muốn nghỉ. Chết quách đi cho rồi".

Con người từ nhỏ đến lớn đều phải trải qua những thử thách gian nan. Lúc buồn bã nhất, bản thân chỉ có gia đình để nương tựa, để chia sẻ tâm sự. Nhưng rồi nỗi buồn không hề vơi đi mà càng thêm nặng nề bởi những lời trách móc của bố mẹ.

Từ đó, con cái sẽ tự dựng lên bức tường chắn phân cách giữa mình và bố mẹ. Sự tồn tại của bố mẹ dần mờ nhạt trong thế giới của chúng. Đến khi chúng không còn tìm đến bố mẹ nhờ giúp đỡ trong những lúc khó khăn nữa thì cũng coi như mối quan hệ thân sinh đã có sự rạn nứt.

3. Lỗi lầm là người thầy tốt nhất trong quá trình phát triển của con trẻ

Điều may mắn nhất của con trẻ là được bố mẹ cho phép phạm sai lầm: Câu chuyện chàng trai đổi 20 năm bệnh tật vì trốn 1 trận đòn là minh chứng - Ảnh 4.

Rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay vì quá thương con nên đã "tước đoạt" đi quyền được phạm sai lầm của trẻ nhỏ. Bố mẹ sợ con mình sẽ làm sai, sợ chúng sẽ ngã vào hố sâu phía trước.

Nhưng có vấp ngã, có đau đớn thì mới có ngày lớn khôn. Hãy để con cái thử sức với những gì chúng muốn. Bố mẹ ở bên cạnh chỉ có thể cho lời khuyên và dẫn dắt một phần nào, còn quyết định cuối cùng vẫn thuộc về con trẻ. Chúng sẽ phạm sai lầm, nhưng chúng sẽ có cơ hội để tiến bộ và có thể trưởng thành thật sự.

Thật vậy, sai lầm chính là người thầy tốt nhất trong quá trình trưởng thành của mỗi con người.

Một sự đúc kết chuẩn xác đều phải trải qua biết bao thất bại và lỗi lầm. Trên đường đời của mỗi người, mỗi bước đi đều có sự sai lầm, nhưng con trẻ sẽ rút kinh nghiệm và trưởng thành từ sai lầm ấy. Sai lầm sẽ mang đến sự thay đổi và xúc tiến quá trình trưởng thành.

Ai ai cũng sẽ phạm lỗi, nhưng cách bố mẹ giải quyết lỗi lầm của con cái mới quyết định tương lai của chúng.

4. "Cho phép con phạm lỗi" là câu nên nói nhất của bố mẹ

Điều may mắn nhất của con trẻ là được bố mẹ cho phép phạm sai lầm: Câu chuyện chàng trai đổi 20 năm bệnh tật vì trốn 1 trận đòn là minh chứng - Ảnh 5.

Phạm lỗi không có gì đáng sợ. Sự trưởng thành của con trẻ đều có quá trình phạm lỗi và sửa chữa sai lầm.

Nếu như một đứa trẻ chưa từng phạm bất kỳ lỗi lầm nào, vậy thì hãy đoán xem nó đã giấu bao nhiêu tâm sự hoặc bí mật đằng sau bố mẹ?

Mỗi người được sinh ra, không ai là hoàn mỹ cả.

Một người mẹ giao quy định cho con trai mình rằng chỉ có thể chơi game vào hai ngày cuối tuần. Thế nhưng, cậu bé đã lén mẹ chơi game nửa tiếng vào ngày thứ năm trong tuần.

Sau đó, cậu bé đã thành thật nói với mẹ mình về chuyện cậu đã phạm lỗi trong quy định mà mẹ đã đặt ra. Người mẹ không những không la mắng mà còn thưởng cho cậu bé thêm 20 phút chơi game. Nguyên nhân vì cậu bé là một đứa trẻ thật thà, trung thực.

Có thể tìm ra ưu điểm của con trẻ trong những sai lầm mới là bậc cha mẹ có trí tuệ. Đồng thời, trí tuệ này có thể dẫn dắt nội tại của con trẻ phát triển theo hướng tích cực hơn.

Con cái phạm lỗi không đáng sợ, điều đáng sợ nhất chính là: Bậc làm cha mẹ - người dẫn đường cho con cái lại khiếm khuyết quan niệm gia giáo và phương pháp giáo dục chuẩn mực.

(Nguồn: Zhihu)

Theo Phan

Pháp luật & Bạn đọc

Trở lên trên