MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều "tàu sân bay" đi nuôi cá: Siêu công trình chưa nước nào làm được, Trung Quốc vượt mặt loạt cường quốc

12-10-2023 - 07:10 AM | Tài chính quốc tế

Điều "tàu sân bay" đi nuôi cá: Siêu công trình chưa nước nào làm được, Trung Quốc vượt mặt loạt cường quốc

Trung Quốc dự kiến sẽ hạ thủy 2 "tàu sân bay" khác để nuôi cá ở vùng biển sâu.

"Tàu sân bay nuôi cá" đầu tiên trên thế giới

Vào tháng 9/2022, gần 1.000 tấn cá đù vàng được chuyển từ tàu cá Guoxin 1 ở vùng biển sâu cách bờ 100 hải lý trên biển Hoa Đông đến bàn ăn của người dân Trung Quốc.

Siêu tàu này dài 249,9m , là tàu nuôi cá khép kín biển sâu đầu tiên trên thế giới với tên gọi Guoxin 1.

Theo kênh tin tức CGTN (Trung Quốc), siêu tàu này dài 250m, rộng 45m, có lượng giãn nước 130.000 tấn và đủ lớn để tồn tại sau bão.

Với lượng giãn nước gần gấp đôi tàu sân bay Sơn Đông (70.000 tấn) nên Guoxin 1 còn được mệnh danh là "tàu sân bay nuôi cá".

Tàu Guoxin 1 có tổng cộng 15 cabin với thể tích gần 90.000m3, tương đương với kích thước của 36 bể bơi tiêu chuẩn, có thể nuôi 3.700 tấn cá mỗi năm.

Con số 3.700 tấn cá này rất đặc biệt.

Sản lượng đánh bắt cá mùa đông hàng năm ở hồ Chagan, ngư trường nội địa truyền thống nổi tiếng ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc thường đạt khoảng 1.500 tấn/vụ. Như vậy, sản lượng hàng năm của tàu Guoxin 1 cao hơn gấp đôi so với một vụ thu hoạch của hồ Chagan.

Không chỉ có sản lượng lớn, do tàu neo sâu dưới biển và luân chuyển nước biển 24/24, cộng với quy trình chăn nuôi tiêu chuẩn hóa nên chất lượng cá đù vàng nuôi trên tàu được cho là cao hơn so với nuôi lồng truyền thống ngoài khơi.

Điều "tàu sân bay" đi nuôi cá: Siêu công trình chưa nước nào làm được, Trung Quốc vượt mặt loạt cường quốc - Ảnh 1.

Tàu Guoxin 1 có lượng giãn nước gần gấp đôi tàu sân bay Sơn Đông. Ảnh: Sina

Chính vì điều này mà giá trị sản lượng hàng năm của con tàu này dự kiến đạt khoảng 300 triệu Nhân dân tệ, sau khi loại trừ mọi chi phí, nó có thể kiếm được lợi nhuận hàng năm là 60 triệu Nhân dân tệ (hơn 8,2 triệu USD).

Với việc áp dụng nhiều thiết bị tự động hóa, trên "tàu sân bay" này chỉ có 35 nhân viên và trung bình mỗi người có thể nuôi hơn 100 tấn cá.

Từ việc đưa cá giống vào cabin, cho ăn và sinh sản, đánh bắt đến chế biến, hầu hết mọi quy trình đều có thể được hoàn thành trên tàu. Có thể nói đây là một "trang trại biển" di động.

Hiện tại, Trung Quốc đã có 6 tàu chăn nuôi quy mô lớn như vậy đang được đóng. "Tàu sân bay nuôi cá" thứ hai và thứ ba dự kiến sẽ được hạ thủy vào năm tới  và các tàu chăn nuôi lớn hơn 300.000 tấn cũng đang được thiết kế và chế tạo.

Vượt các cường quốc đại dương

Trong một thời gian dài, Trung Quốc chỉ có thể đóng vai trò là nhà sản xuất lớn về trang thiết bị nuôi trồng thủy sản biển sâu nhưng không phải là một cường quốc.

Nhưng ngày nay, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất thiết bị nuôi trồng thủy sản biển sâu quy mô lớn lớn nhất thế giới.

Theo thống kê chưa đầy đủ, Trung Quốc đã chuyển giao 19 giàn nhân giống biển sâu quy mô lớn, 14 giàn đang được chế tạo hoặc lên kế hoạch, 2 trang trại chăn nuôi đã được giao, 2 tàu khác đang được chế tạo hoặc lên kế hoạch.

Trang trại cá hồi Jostein Albert được giao cho Na Uy vào năm 2020. Trang trại này về cơ bản được thiết kế, chế tạo và lắp ráp bởi CIMC Raffles, một công ty đóng tàu ở Yên Đài, tỉnh Sơn Đông Trung Quốc, dài 385m, rộng 59,5m và có 6 lồng nuôi rộng 50m2, có thể đặt xuống độ sâu 60m, quy mô chăn nuôi có thể đạt tới 10.000 tấn.

Vào tháng 3 năm ngoái, Trung Quốc cũng giao một trang trại nuôi cá khác cho Na Uy là Havfarm 1. Kích thước và quy mô chăn nuôi của trang trại này tương đương với trang trại trên và đều được mệnh danh là tàu chăn nuôi lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng giao chiếc lồng khổng lồ, một ngư trường xa bờ thông minh bán chìm đầu tiên trên thế giới, Ocean Farm 1 cho Na Uy năm 2017, với tổng chiều cao 69m và tổng thể tích tương đương 200 bể bơi tiêu chuẩn.

Sau đó, Trung Quốc cải tiến để tạo ra chiếc lồng cỡ lớn chìm hoàn toàn lớn nhất thế giới Shenlan 1.

Điều "tàu sân bay" đi nuôi cá: Siêu công trình chưa nước nào làm được, Trung Quốc vượt mặt loạt cường quốc - Ảnh 2.

Trang trại nuôi cá Havfarm 1. Ảnh: Nordlaks

Mặt khác, Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu mô hình "bãi chăn nuôi di động" thay vì "bãi chăn nuôi cố định".

Cho dù đó là trang trại chăn nuôi Na Uy kể trên hay những chiếc lồng biển sâu, chúng chỉ là những "bãi chăn nuôi" cố định.

Nhưng những con tàu chăn nuôi như Guoxin 1 có thể tự lái và giống những người du mục "sống theo dòng nước".

Guoxin số 1 là tàu nuôi cá khép kín, sử dụng cabin nuôi gắn trên tàu, cabin nuôi cá không kết nối trực tiếp với vùng nước biển.

Trên thực tế, tàu chăn nuôi khép kín là một mô hình sản xuất hoàn toàn mới, trong những năm gần đây, các nước như Na Uy, Mỹ, Nhật Bản cũng phát triển mạnh mẽ hệ thống chăn nuôi này nhưng lần này Trung Quốc đang đi trước những cường quốc đại dương truyền thống đó nhờ công nghệ di động.

Mật độ chăn nuôi của Guoxin 1 gấp 4-6 lần so với lồng truyền thống, có thể chăn nuôi mật độ cao, trung bình 22 kg/m3, đảm bảo tỷ lệ sống trên 95%.

Đồng thời, chu kỳ sinh sản có thể rút ngắn đi 1/4, nghĩa là có thể nuôi nhiều cá hơn trên cùng một nơi, cá sẽ lớn nhanh hơn và có chất lượng tốt hơn.

Ngoài ra, nó có thể thu thập và xử lý dư lượng phân và thức ăn một cách hiệu quả, đồng thời giảm 60% -70% lượng khí thải chăn nuôi.

Nó cũng được mô tả là không chỉ có thể sản xuất nhiều cá hơn để đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn giảm thiểu ô nhiễm.


Theo An An

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên