MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều tưởng chỉ có trong mơ: Cổ phiếu tăng một phiên bằng 7 năm gửi tiết kiệm vừa xảy ra, sự thật đằng sau gây ngỡ ngàng

Điều tưởng chỉ có trong mơ: Cổ phiếu tăng một phiên bằng 7 năm gửi tiết kiệm vừa xảy ra, sự thật đằng sau gây ngỡ ngàng

Một cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam vừa tăng 40% phiên 24/5, con số tương đương khoảng 7 năm gửi tiết kiệm ngân hàng (tạm tính theo mặt bằng lãi suất hiện tại).

"Cổ phiếu tăng một phiên bằng gửi tiết kiệm cả năm" là mơ ước của nhiều chứng sỹ Việt Nam. Thế nhưng, điều tưởng chừng chỉ có trong mơ này lại vừa xuất hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đó là cổ phiếu POM của Thép Pomina.

Cổ phiếu này vừa có phiên tăng kịch trần 40% lên 3.900 đồng/cp, mức tăng thậm chí tương đương với 7 năm gửi tiết kiệm ngân hàng (tạm tính theo mặt bằng lãi suất hiện tại). Giao dịch trên POM cũng rất sôi động với gần 6,8 triệu đơn vị "sang tay" trong phiên sáng 24/5, tăng đột biến so với các phiên trước đó.

Capture.PNG

POM tăng 40% một phiên có nguyên nhân từ việc cổ phiếu này vừa chào sàn UPCoM ngày 23/5 nhưng không có giao dịch. Theo quy định, biên độ phiên giao dịch đầu tiên trên sàn này sẽ là +/-40%. Điều này đã tạo điều kiện để POM có phiên tăng vô tiền khoáng hậu. Tuy nhiên, cổ đông lâu năm của Pomina có lẽ cũng không mấy vui vẻ bởi cổ phiếu này trước đó đã rơi xuống đáy lịch sử sau thông tin bị huỷ niêm yết.

Theo đó, toàn bộ 279,67 triệu cổ phiếu POM đã bị huỷ niêm yết trên HoSE từ ngày 10/5/2024. Nguyên nhân là do Thép Pomina vi phạm chậm nộp BCTC 3 năm liên tiếp, thuộc trường hợp bị huỷ niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020.

Về Thép Pomina, doanh nghiệp thành lập từ năm 1999, là một trong ba chuỗi nhà máy luyện phôi và cán thép xây dựng với tổng công suất mỗi năm là 1,1 triệu tấn thép xây dựng và 1,5 triệu tấn phôi. Doanh nghiệp này từng là một trong những nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam với thị phần gần 30%. Tuy nhiên, thị phần của Thép Pomina sau đó đã dần bị thu hẹp trước sự vươn lên mạnh mẽ của Hòa Phát.

Năm 2023, Thép Pomina ghi nhận doanh thu 3.281 tỷ đồng, giảm 74,6% so với năm 2022 và tiếp tục báo lỗ ròng gần 960 tỷ đồng, so với mức lỗ gần 1.167 tỷ đồng trong năm 2022.

Riêng trong quý 1/2024, Pomina ghi nhận doanh thu đạt 471 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, Công ty tiếp tục lỗ hơn 225 tỷ đồng trong quý đầu năm. Với việc tiếp tục lỗ trong quý 1, tính tới 31/3/2024, tổng lỗ luỹ kế của POM ghi nhận hơn 1.697 tỷ đồng, xấp xỉ 61% vốn điều lệ. 

photo-1715941725455

Rục rịch tái khởi động lò cao vào quý 4/2024

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Thép Pomina cho biết, công ty đã có kể hoạch tái cấu trúc. Theo đó, Thép Pomina dự kiến bán Nhà máy thép Pomina 1&3 để cùng với nhà đầu tư mới góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Pomina Phú Mỹ.

Bên cạnh việc bán tài sản ở hai nhà máy trên, Thép Pomina dự kiến sẽ bóc gỡ, di chuyển toàn bộ dây chuyền cán về nhà máy của Pomina Phú Mỹ, đồng thời đề xuất sáp nhập Nhà máy Pomina 2 vào Phú Mỹ nhằm tận dụng ưu thế lò cao và đồng bộ các khâu luyện và cán thép để giảm chi phí sản xuất.

Nhận định về triển vọng trong thời gian tới, Chủ tịch Thép Pomina Pomina đánh giá, ngành thép đang hồi phục chậm và có thể tăng mạnh vào cuối năm nay. Do đó, Thép Pomina Pomina đang cố gắng hoàn tất việc tái cấu trúc vào cuối quý 3/2024 và tiến tới tái khởi động lò cao vào quý 4/2024 để đón sóng bất động sản phục hồi, theo lãnh đạo Thép Pomina.

Trước đó, hồi cuối tháng 1/2024, Thép Pomina đã thông báo tạm dừng kế hoạch phát hành riêng lẻ hơn 70 triệu cổ phiếu (tương đương 20% vốn điều lệ công ty) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược Nansei Steel (Nhật Bản). Lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm.

Thép Pomina từng kỳ vọng sẽ thu về khoảng 700 tỷ đồng từ thương vụ bán vốn trên nhằm tái cấu trúc, bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.

Chi Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên