MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đỉnh cao ngân hàng JPMorgan Chase: Sở hữu gần 5.000 chi nhánh, hiện có hơn 2 nghìn tỷ USD tiền gửi, CEO được mệnh danh là ‘bậc thầy sáp nhập’

07-02-2024 - 20:38 PM | Tài chính quốc tế

Đỉnh cao ngân hàng JPMorgan Chase: Sở hữu gần 5.000 chi nhánh, hiện có hơn 2 nghìn tỷ USD tiền gửi, CEO được mệnh danh là ‘bậc thầy sáp nhập’

JPMorgan Chase là một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.

Trong khi hàng trăm chi nhánh các ngân hàng đối thủ đang phải đóng cửa mỗi năm, JPMorgan Chase lại lên kế hoạch xây dựng 500 chi nhánh mới trong 3 năm tới, với hy vọng lấp đầy các thành phố mới thâm nhập gần đây như Boston, Philadelphia và Charlotte. Để so sánh, nếu hiện nay chỉ có 17 ngân hàng có hơn 500 chi nhánh thì JPMorgan sở hữu tận gần 5.000.

“Có một mối tình giữa JPMorgan Chase với các chi nhánh”, Jennifer Piepszak, giám đốc điều hành hàng đầu của JPMorgan, nói.

Đó là năm 2018, thời điểm JPMorgan Chase lần đầu tiên tuyên bố sẽ mở hàng trăm chi nhánh mới. Kế hoạch khi đó vấp phải không ít sự hoài nghi của các chuyên gia.

Sáu năm sau, ngân hàng này quả thực đã mở hơn 650 chi nhánh mới, đồng thời thâm nhập vào 25 tiểu bang, qua đó trở thành ngân hàng đầu tiên có chi nhánh ở tất cả 48 bang tại Mỹ.

JPMorgan Chase hiện có hơn 2 nghìn tỷ USD tiền gửi. Vào năm 2021, ngân hàng đã vượt qua Bank of America để trở thành tổ chức có tổng số tiền gửi lớn nhất, theo dữ liệu của Federal Deposit Insurance Corp. Theo S&P Global Market Intelligence, các nhà điều hành đặt mục tiêu nắm giữ 20% tiền gửi trên cả nước, tăng từ mức 12% hiện nay.

“Tất cả cho thấy các khoản đầu tư của chúng tôi là đúng đắn. Chúng tôi đang tăng gấp đôi”, Jennifer Piepszak, giám đốc điều hành hàng đầu của JPMorgan, nói.

Ngoài JPMorgan Chase, Bank of America cũng đã dựa vào các chi nhánh để mở rộng thị trường, trong đó có kế hoạch thâm nhập 9 thị trường mới và 4 bang trong những năm tiếp theo. Ngân hàng này hiện chiếm 11% tổng số tiền gửi.

JPMorgan Chase và Bank of America, trong khi xây dựng chi nhánh mới, đã nghiên cứu đóng cửa nhiều chi nhánh cũ, đồng thời kết hợp những cửa hàng khác mà họ cho là quá gần nhau.

Hiện nay, hầu hết các giao dịch đều được thực hiện trực tuyến hoặc thông qua ứng dụng di động, song các nhà lãnh đạo lớn vẫn tin rằng chi nhánh là một thứ gì đó rất quan trọng để thu hút khách hàng tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ. Ngay cả Thế hệ Z đam mê công nghệ cũng sẽ lựa chọn ngân hàng dựa trên độ thuận tiện để đi tới các chi nhánh.

Đỉnh cao ngân hàng JPMorgan Chase: Sở hữu gần 5.000 chi nhánh, hiện có hơn 2 nghìn tỷ USD tiền gửi, CEO được mệnh danh là ‘bậc thầy sáp nhập’- Ảnh 1.

Theo WSJ, các ngân hàng lớn muốn chi nhánh trở thành nơi khách hàng đến để nghe tư vấn tài chính hoặc vay vốn. Hoạt động này không thể thực hiện thông qua các ứng dụng di động mà bắt buộc phải cần đến các giao dịch viên.

“Giao dịch là lý do chính để hình thành một trung tâm tài chính cách đây 10 năm. Tuy nhiên hiện tại, lý do chính là để được hướng dẫn”, Aron Levine, chủ tịch bộ phận ngân hàng ưu tiên của Bank of America, cho biết.

Quá trình mở rộng của JPMorgan Chase bắt đầu ở Washington, D.C. vào năm 2018. Các nhân viên khi đó đã tiến hành phân tích dữ liệu thẻ tín dụng để tìm ra địa điểm khách hàng quẹt thẻ, nơi họ sống và cách thức di chuyển trên khắp thành phố. Lululemon và Starbucks liên tục là những điểm đến lý tưởng.

Hiện tại, JPMorgan Chase vẫn đang điều chỉnh số lượng chi nhánh cần thiết tại các thị trường mới, tùy thuộc vào việc khách hàng có giàu có không, muốn tư vấn đầu tư nhiều không. Hầu hết người dân địa phương sẽ được tuyển dụng làm nhân viên chi nhánh khu vực đó.

JPMorgan đặt mục tiêu đưa 70% dân số Mỹ đến chi nhánh trong phạm vi 10 phút lái xe. Tại Bank of America, mục tiêu là 80% dân số trong vòng 15 phút lái xe.

Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải học cách thu hút khách hàng mới, ở nhiều mức thu nhập khác nhau. Luật liên bang yêu cầu các ngân hàng phải kinh doanh ở cả những khu vực thu nhập thấp. JPMorgan và Bank of America đều cam kết đặt 30% chi nhánh tại những khu vực này.

JPMorgan ngày nay, với hàng trăm nghìn nhân viên, là kết quả của rất nhiều vụ sáp nhập. Các “di sản” bao gồm 1 công ty được thành lập bởi “nhà lập quốc” Alexander Hamilton, 1 ngân hàng đầu tư điều hành bởi huyền thoại tài chính John Pierpont Morgan và nhiều ngân hàng từng tài trợ cho loạt công trình nổi tiếng như kênh Erie hay cầu Brooklyn. Mới đây nhất, JPMorgan cũng chính là tổ chức mua lại First Republic - nhân vật chính trong vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ.

“Sáp nhập một ngân hàng gần như không có tương lai vào một ngân hàng lớn như JPMorgan là lựa chọn tốt nhất có thể trong khủng hoảng”, Steven Kelly, giáo sư ĐH Yale nhận định. “Các ngân hàng lớn vẫn là đối tác tin cậy của chính phủ. Họ đóng vai trò như những hiệp sĩ trắng cứu nguy”.

CEO Jamie Dimon được mệnh danh là bậc thầy trong các vụ sáp nhập. Ông gia nhập JPMorgan từ năm 2004, khi ngân hàng mua lại Bank One – ngân hàng có trụ sở và hoạt động chủ yếu tại Chicago.

Theo FT, lượng phí mảng ngân hàng đầu tư của JPMorgan thu được cũng nhiều hơn bất kỳ ngân hàng nào khác trên phố Wall, vượt qua Goldman Sachs, Morgan Stanley và Bank of America, tính đến tháng 5/2023. Theo Chris Kotowski, chuyên gia phân tích ngân hàng tại Oppenheimer, “JPMorgan đã thu mua một loạt ngân hàng khu vực và từ đó tạo ra 1 hệ thống tầm cỡ quốc gia”.

Theo: FT, WSJ

Theo Vũ Anh

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên