Định giá công ty mẹ TikTok giảm 1/3, xuống còn 200 tỷ USD
Sự sụt giảm định giá cho thấy ByteDance đã bị ảnh hưởng bởi những cáo buộc của Chính phủ Mỹ.
- 16-02-2023Muốn xem Tiktok phải trả tiền, nhà sáng tạo nội dung được chia thu nhập?
- 13-02-2023Mark Zuckerberg nằm mơ cũng không thể ngờ công ty mẹ TikTok đang âm thầm đánh chiếm thị trường vũ trụ ảo, thực tế ảo - thứ được xem là tương lai của Meta
- 20-01-2023Chuyện gì đây: Các nhà quảng cáo từng bỏ sang TikTok đang đồng loạt quay lại với Meta nhờ một thứ từng bị công ty loại bỏ năm 2020
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết công ty G42, một công ty đến từ Adu Dhabi, vừa mua lại cổ phần của công ty mẹ TikTok với mức định giá khoảng 220 tỷ USD. Đây là mức thấp hơn nhiều so với con số 300 tỷ USD mà ByteDance đạt được trong đợt mua lại cổ phiếu quỹ mới nhất.
Thông qua quỹ có tên 42XFund, G42, công ty thuộc kiểm soát của thành viên hoàng tộc UAE Sheikh Tahnoon bin Zayed Al Nahyan, đã mua số cổ phần trị giá hơn 100 triệu USD từ các nhà đầu tư cũ. Ngay sau thương vụ này, 1 quỹ khác cũng vừa mua cổ phần cổ phần của ByteDance với mức định giá 225 tỷ USD.
Sự sụt giảm định giá cho thấy ByteDance đã bị ảnh hưởng bởi những cáo buộc của Chính phủ Mỹ. Các nhà làm luật ở Washington cho rằng nền tảng video phổ biến rộng rãi TikTok là 1 mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Trong khi đó con số 200 tỷ USD có thể chưa phản ánh những ảnh hưởng tiềm tàng từ vụ ngân hàng SVB sụp đổ. SVB là ngân hàng bơm vốn cho rất nhiều công ty khởi nghiệp từ Mỹ đến Trung Quốc, do đó nhiều chuyên gia lo ngại cú sập của SVB có thể gây ra rủi ro hệ thống cho ngành công nghệ. Có thể nói mức định giá của ByteDance đạt đỉnh vào năm 2021, ở mức khoảng 460 tỷ USD khi Tiger Global Management mua cổ phiếu của hãng.
Thông qua G42, Sheikh Tahnoon đã xây dựng được 1 danh mục đầu tư rất đa dạng, bao phủ mọi thứ từ điện toán đám mây đến vaccine và xe tự lái. Năm ngoái, công ty của ông ra mắt 42XFund, quỹ có quy mô 10 tỷ USD chuyên đầu tư vào các công ty công nghệ tại các thị trường mới nổi. Gần đây 42X vừa chiêu mộ Jason Hu, người cũ của JD.com, để mở rộng dấu ấn ở thị trường châu Á. Có lẽ công ty đến từ Trung Đông đang đặt cược vào tiềm năng phát triển của ByteDance trong dài hạn.
Kể từ khi ChatGPT làm mưa làm gió trên thị trường, công chúng rất hào hứng với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và điều đó được cho là có lợi cho ByteDance. TikTok là nền tảng đi đầu thị trường khi đã sử dụng thuật toán để phân phối các video và tin tức đến người dùng từ chục năm trước.
Bên cạnh đó một số nhà đầu tư tin rằng lĩnh vực công nghệ của Tủng Quốc cuối cùng cũng sẽ hồi phục sau khi chịu nhiều làn gió ngược trong mấy năm gần đây.
ByteDance nằm trong danh sách những công ty Trung Quốc đang được người Mỹ ưa chuộng, gồm hãng thời trang nhanh Shein, nền tảng AliExpress và gần đây hơn là ứng dụng săn hàng giá rẻ Temu. Độ phủ sóng của TikTok giúp ứng dụng này thu hút được các nhà quảng cáo muốn săn đón những khách hàng trẻ tuổi. Đồng thời TikTok còn phát triển thành công mảng bán hàng qua livestream. Nhưng chính sự thành công đó lại khiến TikTok rơi vào tầm ngắm của chính phủ Mỹ.
Hiện kế hoạch IPO với tham vọng niêm yết cổ phiếu ở Hong Kong và Mỹ của ByteDance vẫn đang bị trì hoãn vô thời hạn.
Tham khảo Bloomberg
Nhịp sống thị trường