MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Định giá P/E không còn là thước đo chuẩn, chứng khoán tăng nhờ dòng tiền dẫn dắt!

Định giá P/E không còn là thước đo chuẩn, chứng khoán tăng nhờ dòng tiền dẫn dắt!

Nhiều nhóm ngành đã tăng mạnh trong thời gian qua và định giá đang dần khá cao. Hiện P/E của thị trường Việt Nam thực tế còn đang cao hơn so với các thị trường phát triển như Anh, Nhật Bản.

P/E "không bình thường"

Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán vẫn luôn coi định giá P/E như kim chỉ nam trong các quyết định đầu tư. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 bùng phát đã bẻ cong thước ngắm quen thuộc này.

Hiện P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam sau tuần điều chỉnh thứ 2 vừa qua đã về mức dưới 16 lần, đây là mức định giá đã hạ nhiệt đi nhiều so với giai đoạn tháng 7 vừa qua khi có lúc lên hơn 19 lần. Tuy nhiên, mức P/E hiện tại vẫn cao hơn so với mức trung bình 10 năm.

Định giá P/E không còn là thước đo chuẩn, chứng khoán tăng nhờ dòng tiền dẫn dắt! - Ảnh 1.

Trao đổi với BizLIVE, một chuyên gia tư vấn chứng khoán cho biết, định giá thị trường hiện tại không thể nói là rẻ được. "Nếu so sánh, mức P/E forward của nhiều thị trường lớn như Trung Quốc (13 lần), Hàn Quốc (hơn 11 lần), Anh (hơn 12 lần), các thị trường Mới nổi (gần 13 lần), thị trường Việt Nam thậm chí còn đang nhỉnh hơn", vị này nói.

Tuy nhiên, nếu so với một số thị trường như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore, P/E của Việt Nam lại thấp hơn đáng kể khi các quốc gia này lại đang có mức PE tới hơn 20 lần.

Theo chuyên gia này, ý tưởng so sánh với các nước Đông Nam Á là vô lý vì hiện tại P/E các thị trường này đang trong trạng thái “không bình thường” do chịu tác động từ dịch COVID-19 suốt từ đầu năm 2021. Một số thị trường như Thái Lan, Philippines, Singapore hiện còn đang vượt khỏi 2 lần độ lệch của trung bình 10 năm. Vì vậy, sự so sánh định giá giữa các thị trường sẽ trở nên khập khiễng.

Thay vào đó, câu chuyện của thị trường được dẫn dắt chủ yếu với dòng tiền: dòng tiền mạnh thì chứng khoán tăng. Với nhà đầu tư theo trường phái đầu cơ, thị trường còn xu hướng, còn tiền thì tham gia và cần biết cắt lỗ đúng thời điểm.

Tuy nhiên, với nhà đầu tư theo trường phái dài hạn, cổ phiếu phải có được "biên an toàn", nghĩa là giá cổ phiếu phải rẻ hơn 20-25% nhưng danh sách các các cổ phiếu đạt được "biên an toàn" đã co hẹp đi nhiều.

Yếu tố bất định của dòng tiền

Thị trường chứng khoán bùng nổ thanh khoản trong đại dịch có thể đem lại niềm vui với người làm nghề. Tuy nhiên, nếu chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào dòng tiền cũng sẽ khiến các chuyển động trở nên rất khó đoán. Nếu kinh tế hồi phục, tiền được khơi thông trở lại ở các ngành nghề đang bị đình trệ do dịch, thị trường có thể trở về mặt đất với thanh khoản kém đi.

Trong buổi bàn tròn gần đây tại CTCK VNDIRECT, chuyên gia Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp - Ban Kinh tế Trung ương cũng đã đặt ra câu hỏi về khả năng xoay chiều của dòng tiền.

Định giá P/E không còn là thước đo chuẩn, chứng khoán tăng nhờ dòng tiền dẫn dắt! - Ảnh 2.

Theo ông, phần lớn tiền của F0 đến từ khu vực chưa quan sát được của nền kinh tế như các hoạt động vay, cho vay. Khi nền kinh tế bị tác động từ COVID-19 thì những khu vực không quan sát lớn với nguồn tài chính khá lớn chịu ảnh hưởng đầu tiên.

Định giá P/E không còn là thước đo chuẩn, chứng khoán tăng nhờ dòng tiền dẫn dắt! - Ảnh 3.

Với việc tiêm vắc xin cho toàn dân bởi có thể thúc đẩy cầu tại khu vực kinh tế chưa quan sát được tăng trở lại, các cơ hội làm ăn quay về trong khi nguồn vốn lại đang khan hiếm, tiền F0 hoàn toàn có thể được rút ra để trở lại nền kinh tế.

Vì vậy, có thể cho rằng, thị trường đang trong giai đoạn tiền đầu cơ mạnh hơn bao giờ hết. Với những diễn biến như phiên 20/6 và các phiên tuần qua, nhà đầu tư cũng hiểu thêm về bản chất cuộc chơi đầu cơ là như thế nào. Thị trường nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều rủi ro và khó đoán. Nhà đầu tư khi chấp nhận tham gia có lẽ chỉ cần ghi nhớ câu nói được nhiều nhà môi giới chia sẻ "nhạc còn thì nhảy tiếp".

Theo Mai Hương

Nhịp sống doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên