MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp có thu nhập 100 triệu đồng/năm trở lên từ YouTube phải nộp thuế

07-01-2021 - 11:50 AM | Doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thu nhập 100 triệu đồng/năm trở lên từ YouTube phải nộp thuế

Google vừa công bố 10 nhà sáng tạo YouTube nổi bật năm 2020 ở Việt Nam. Đây cũng là những người đang có lượt người theo dõi và lượng xem nhiều nhất. Hiện nay, một video đạt 1 triệu lượt xem (view) sẽ được YouTube trả khoảng 6.000 USD (gần 140 triệu đồng). Ước tính, các cá nhân này có thể thu về hàng trăm triệu, thậm chí hàng chục tỷ đồng mỗi năm từ YouTube.

Với những quy định mới siết chặt tại Nghị định 126, hiệu lực từ 5/12/2020, các Youtuber cũng như các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số, kiếm tiền tỷ sẽ phải tự giác khai, nộp thuế.

Theo Nghị định 126, các lập trình viên kiếm tiền từ việc viết trò chơi, ứng dụng trên điện thoại hay người làm clip đăng tải lên YouTube, Facebook sẽ bị phạt từ 1-3 lần số thuế phải nộp nếu không chịu kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, đối với cá nhân cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT), có nguồn thu trên 100 triệu đồng/năm từ các nền tảng công nghệ như YouTube, App Store, Facebook... đều phải kê khai nộp thuế.

Hiện nay, một video đạt 1 triệu lượt xem (view) sẽ được YouTube trả khoảng 6.000 USD (gần 140 triệu đồng).

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cho biết năm 2019 và 2020, số tiền thuế thu được từ các cá nhân có thu nhập từ hoạt động kinh doanh qua Google, Youtube, Facebook đạt trên dưới 1.000 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, con số 1.000 tỷ đồng mỗi năm này còn quá nhỏ bé.

Bởi theo báo cáo Kinh Tế số Đông Nam Á (SEA) 2020 cách đây ít lâu được Google, Temasek và Bain & Company công bố, ngành thương mại điện tử ở Việt Nam đã tăng trưởng 46% trong năm 2020 và Việt Nam là nước có tỷ lệ người dùng Internet mới cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Theo báo cáo này, đại dịch COVID-19 đã trở thành chất xúc tác đưa nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng 16% năm qua, đạt giá trị 14 tỷ USD và dự kiến đạt 52 tỷ USD năm 2025.

Doanh nghiệp có thu nhập 100 triệu đồng/năm trở lên từ YouTube phải nộp thuế - Ảnh 1.

Vừa qua, Google đã công bố danh sách YouTube nổi bật nhất năm 2020, bao gồm: Top 10 nhà sáng tạo YouTube nổi bật nhất, Top 10 MV nổi bật nhất và Top 10 video nổi bật nhất.

Nếu chiểu theo quy định của Nghị định 126, đây cũng sẽ là những người có doanh thu “khủng” nhất từ Youtube và phải đóng thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng.

Top 10 nhà sáng tạo YouTube nổi bật năm 2020 theo xếp hạng của Google là:  MixiGaming (4,27 triệu người đăng ký); TRẤN THÀNH TOWN (4,53 triệu người đăng ký); Hau Hoang (6,28 triệu người đăng ký); Thiên An Official (3,11 triệu người đăng ký); Anh Thám Tử (1,91 triệu người đăng ký); Cris Devil Gamer (9,22 triệu người đăng ký); Di Di (2,51 triệu người đăng ký); Gãy Media (2,05 triệu người đăng ký); FAP TV (12,1 triệu người đăng ký); Quynh Tran JP & Family - Cuộc sống ở Nhật (3,57 triệu người đăng ký)

Theo ước tính từ SocialBlade, chuyên trang thống kê độc lập uy tín nhất thế giới hiện tại về các nền tảng mạng xã hội và YouTube, các cá nhân đang sở hữu những kênh YouTube hàng đầu tại Việt Nam có thể thu về hàng trăm triệu, thậm chí hàng chục tỷ đồng mỗi năm từ YouTube.

Chẳng hạn, Cris Phan, người sở hữu kênh YouTube Cris Devil Gamer có tới hơn 9 triệu người đăng ký và hơn 2 tỷ lượt xem. Doanh thu ước tính mỗi năm của kênh Cris Devil Gamer rơi vào khoảng 218.200 USD - 3,5 triệu USD (khoảng 5,1 tỷ - 82 tỷ đồng).

Theo khẳng định của ông Đặng Ngọc Minh, các kênh Youtuber như Bà Tân Vlog được xác định là của doanh nghiệp và phải tự kê khai, nộp thuế theo quy định nếu có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm từ YouTube. Nếu không tự giác kê khai nộp thuế hay cố tình chây ì nộp thuế, ngành thuế sẽ phối hợp với các ngân hàng để truy xuất dòng tiền thu nhập bất thường của các cá nhân, doanh nghiệp qua các mạng xã hội trên. Các cá nhân trốn thuế sẽ bị xử phạt hành chính và thậm chí khi trốn nộp số thuế lớn có thể chuyển sang truy tố hình sự.


Theo Tuấn Nguyễn

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên