Doanh nghiệp ngoại đua nhau thâu tóm dự án BĐS Việt
Theo báo cáo đầu tư mà bộ phận nghiên cứu Savills Việt Nam vừa công bố, trong thời gian qua, sự tăng trưởng khách du lịch nhanh chóng đã tạo đà phát triển lớn cho phân khúc BĐS nghỉ dưỡng ven biển. Ngoài ra, trong quý đầu tiên của năm 2017, thị trường BĐS Việt Nam chứng kiến những hoạt động đầu tư sôi nổi ở nhiều phân khúc.
- 16-05-2017FPT thâu tóm dự án “đất vàng” ở quận Cầu Giấy từ Constrexim Holdings
- 31-03-2017ĐHĐCĐ DXG: Sau khi thâu tóm quỹ đất lớn, Đất Xanh chỉ làm những dự án có diện tích dưới 20ha trong năm 2017
- 30-03-2017Cho thuê 100.000m2 sàn văn phòng, thâu tóm công ty địa ốc, BĐS mới là mảng kiếm tiền "ngon" nhất của REE
- 29-03-2017Một năm tăng vốn gấp 10 lần, thâu tóm và triển khai đồng loạt 5 dự án quy mô 9.000 tỷ, đại gia mới nổi trên thị trường BĐS là ai?
Theo Savills, một trong những giao dịch nổi bật là việc mua lại khu đất dự án thương mại 0,6ha ở vị trí đắc địa trong khu vực trung tâm TP.HCM nhằm mục đích xây dựng dự án phức hợp quốc tế loại A đầu tiên tại Việt Nam của tập đoàn CapitaLand. Dự án này sẽ nhận giải ngân từ quỹ đầu tư 500 triệu USD nhắm tới các tài sản thương mại ở Việt Nam, được triển khai bởi nhà phát triển Singapore này vào tháng 11 năm ngoái.
Trong cùng kỳ, CapitaLand cũng đã công bố việc mua lại 90% cổ phần của một dự án rộng 0,8ha ở Thảo Điền, một trong những khu dân cư được ưa chuộng nhất tại TP.HCM, để phát triển hơn 300 căn hộ. Động thái này thể hiện chiến lược mở rộng tiềm năng phát triển mảng nhà ở tại Việt Nam của chủ đầu tư này.
Một nhà phát triển khác của Singapore là Keppel Land đã chi 846 tỷ VND (khoảng 37 triệu USD) để tăng cổ phần lên 16% trong dự án Saigon Centre của họ tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.
Vào tháng 3 vừa qua, Hongkong Land đã chính thức trở thành đối tác chiến lược của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh (CII) trong việc khai thác các dự án nhà ở trên quỹ đất nhận được tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Ở một khu vực dân cư phổ biến khác của thành phố, Tập Đoàn đầu tư An Gia và đối tác Creed Group của họ đến từ Nhật đã tiếp tục “thâu tóm” 5 block căn hộ thuộc dự án La Casa quận 7 của tập đoàn Van Phát Hưng, với giá trị 910 tỷ đồng (tương đương khoảng 40 triệu USD).
Cùng với đó, mới đây, CFLD cũng đã chi hơn 65 triệu USD thông qua 2 công ty con là CFLD Investment 27 Pte., Ltd và CFLD Investment 28 Ptd., Ltd để nắm giữ hơn 70% cổ phần trong khu đô thị du lịch sinh thái Sen Đại Phước (Đại Phước Lotus, tại xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) từ các quỹ VinaLand Limited (VNL) và Vietnam Opportuinity Fund (VOF) thuộc Tập đoàn VinaCapital.
Khu đô thị này có quy mô 22,44ha, vốn đầu tư xây dựng khoảng 64 triệu USD, cung ứng ra thị trường chủ yếu là biệt thự 2 - 5 phòng ngủ, giá từ 4,5 - 6 tỷ đồng/căn và nhắm đến khách hàng có ý định sở hữu ngôi nhà thứ 2 ở gần TP.HCM.
Ở phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, theo sau những tín hiệu tích cực trong ngành du lịch là việc tập đoàn Berjaya Land (Malaysia) đã chuyển nhượng lại toàn bộ 70% cổ phần đang nắm giữ trong một dự án khu nghỉ mát 4 sao trên đảo Phú Quốc cho Sulyna Hospitality với tổng giá trị 14,65 triệu USD.
Ngành du lịch Việt Nam đã có một khởi đầu khá tốt đẹp năm nay, với khoảng 3,2 triệu lượt khách quốc tế vào quý I, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng này được tiếp nối con số kỷ lục của năm 2016, khi Việt Nam chào đón hơn 10 triệu khách du lịch quốc tế và dự kiến lên đến 11, 5 triệu vào cuối năm 2017.
Savills nhận định những điểm đến ven bờ biển đóng vai trò thật sự quan trọng trong việc thu hút đại đa số du khách từ nhiều quốc gia. Nước ta đang tập trung mọi nỗ lực để hoàn thiện tiềm năng du lịch của mình trong thời gian tới, vì sự phát triển của ngành “công nghiệp không khói” hiện đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Chính phủ.
Còn JLL cũng dự báo trong năm 2017, thị trường khách sạn sẽ còn nhiều thương vụ M&A quy mô lớn. Mặt khác, giai đoạn 2016 - 2030, thống kê có khoảng 200 dự án đầu tư du lịch biển được cấp phép nên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch, nhà hàng khách sạn được dự báo sẽ tăng trưởng đáng kể với những cuộc đổ bộ của các thương hiệu khách sạn quốc tế.
Chẳng hạn mới đây, nhiều thương hiệu khách sạn, du lịch lớn của Nhật tham gia thị trường Việt Nam như Rounte Inn Group, Super Hotel, Kuretakeso, Azumaya Hotel... với hàng loạt dự án là các chuỗi hệ thống khách sạn tại Hà Nội, Đà Nẵng, Huế hay Hilton, Accor, Wyndham...
Đáng chú ý, trong giai đoạn năm 2016 - 2019, Tập đoàn Starwood dự kiến sẽ mở 6 khu nghỉ dưỡng, khách sạn mới ở Việt Nam. Các nhà đầu tư Nhật quan tâm thị trường Việt Nam nhằm đón đầu sự mở rộng của thị trường du lịch tại đây, nhất là việc thu hút nhóm du khách từ Đông Nam Á.
Liên quan đến mua bán - sáp nhập (M&A) trên thị trường bất động sản Việt Nam, TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc Đầu tư Savills Việt Nam nhìn nhận, các thương vụ M&A trong thời gian qua diễn ra trên quy mô lớn ở mọi phân khúc, như liên doanh giữa Tập đoàn Chow Tai Fook chuyên kinh doanh vàng bạc, đá quý, bất động sản của Hong Kong và Suncity - tập đoàn chuyên kinh doanh lĩnh vực nghỉ dưỡng, giải trí, trò chơi có thưởng ở Macao tham gia vào khu nghỉ dưỡng - casino quy mô 4 tỷ USD Nam Hội An, thông qua việc mua cổ phần từ VinaCapital.
Bên cạnh các khoản đầu tư từ Trung Quốc, còn nhớ năm 2015, ông Khương đã đưa ra dự báo dòng vốn từ khu vực châu Á vẫn sẽ tiếp tục chảy vào thị trường bất động sản Việt Nam, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản. Cụ thể, các nhà đầu tư Nhật Bản đặc biệt hứng thú với các bất động sản đã đi vào vận hành và tạo ra dòng tiền ổn định.