MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp nhân đôi niềm vui mua sắm trên TikTok nhờ giải pháp "trọn phễu"

13-11-2021 - 19:30 PM | Thị trường

Doanh nghiệp nhân đôi niềm vui mua sắm trên TikTok nhờ giải pháp "trọn phễu"

“Niềm vui” đính kèm với mọi tư duy tiêu thụ nội dung của người dùng, dẫn đến những hành vi mua hàng cũng chuyển sang một “format” khác.

"Giải mã" 5 tư duy tiêu thụ nội dung trực tuyến dành cho các Marketer

Vào tháng 9/2021 vừa qua, TikTok đã tổ chức TikTok The Stage - sự kiện trực tuyến quy mô Đông Nam Á đầu tiên của TikTok For Business, dành cho tất cả những ai đang hoạt động trong lĩnh vực Marketing, bao gồm thương hiệu, khách hàng, đối tác và công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo (agency). Trong sự kiện này, các chuyên gia từ TikTok đã giải mã 5 Tư Duy Tiêu Dùng Nội Dung Trực Tuyến trong thời kỳ "bình thường mới". Đây là những niềm vui của người dùng internet sau những biến động từ tình hình dịch bệnh, giúp những người làm Marketing nắm bắt được những "insights" (sự thật ngầm hiểu) khi triển khai chiến dịch marketing Tết 2022.

Doanh nghiệp nhân đôi niềm vui mua sắm trên TikTok nhờ giải pháp trọn phễu - Ảnh 1.

5 tư duy nổi bật của người dùng trực tuyến trong thời kỳ bình thường mới được gói gọn bằng 2 chữ "niềm vui"

"Me-time" Mindset – (Tạm dịch thời gian cho chính mình): Đây được xem như "khoảng lặng" mà mỗi người cần có trong một ngày để tìm kiếm sự thoải mái cũng như nạp năng lượng vui vẻ, tích cực cho bản thân. Theo đó, tìm kiếm niềm vui khi xem các nội dung yêu thích trên mạng xã hội trong thời gian nghỉ ngơi là xu hướng.

"FOMO" Mindset – (Tạm dịch nỗi sợ hãi bỏ lỡ): Việc bở lỡ "niềm vui" hoặc trải nghiệm thú vị mà hầu hết những người xung quanh đều có được sẽ thật lạc lõng. Do đó, niềm vui của người dùng cũng bao gồm việc "bắt trend" để hòa mình vào những nội dung phổ biến trên nền tảng.

"Better we, better me" Mindset – (Tạm dịch chúng ta tốt hơn, tôi tốt hơn): Ngày càng nhiều người dùng mạng xã hội để lan toả những hành động nhân văn, tích cực. Người dùng người dùng có thể tìm thấy niềm vui từ việc chia sẻ, bày tỏ và đón nhận sự đồng cảm từ cộng đồng.

"Level up" Mindset – (Tạm dịch phát triển bản thân): Những mạng xã hội có lượng người dùng khổng lồ như TikTok cũng là nơi tập hợp những "nhà sáng tạo nội dung" với hàng triệu "content" phong phú, chân thật, truyền cảm hứng. Do đó, niềm vui của người dùng cũng bao gồm việc học, xem và trải nghiệm những điều mới lạ chứ không đơn thuần là giải trí.

"Jumpstarter" Mindset – (Tạm dịch khởi tạo và hành động): Tư duy này xuất phát từ nhu cầu tìm thấy niềm vui từ sự khám phá, truyền cảm hứng cho những người khác bởi những nội dung bổ ích, thú vị dưới góc nhìn cá nhân.

Có thể thấy, "niềm vui" trở thành từ khoá đính kèm với mọi tư duy tiêu thụ nội dung của người dùng sau những biến động từ tình hình dịch bệnh, dẫn đến những hành vi mua hàng cũng chuyển sang một "format" khác. Điều này cũng trùng khớp với dự đoán, Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí), một trong những hình thức thương mại đã đang và sẽ lên ngôi trong giai đoạn bình thường mới.

Hình thức thương mại mới cho Tết "bình thường mới"

Tình hình dịch bệnh đã góp phần tạo nên cơ hội đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp ở Việt Nam, "bình thường hóa" việc bán hàng qua các kênh thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên, người dùng không chỉ đơn thuần mua sắm qua các sàn TMĐT mà có xu hướng tìm kiếm thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội không chỉ để mua hàng mà còn vì mong muốn được học hỏi, được truyền cảm hứng, và trên tất cả, là được giải trí, đặc biệt là với tâm lý bức bối sau thời gian dài giãn cách không được mua sắm.

Theo đó, video dạng ngắn giúp đẩy nhanh quá trình mua hàng. Một nghiên cứu của Neilsen gần đây chỉ ra rằng, 83% người dùng thích xem quảng cáo dưới định dạng video hơn ảnh GIF hoặc văn bản. Còn theo Báo cáo ConnectingTheDots trên phạm vi toàn cầu, GWI, 2021, cứ 3 người thì có 1 người muốn việc mua sắm trở nên thú vị và giải trí hơn. Nhu cầu về hình thức thương mại mới của người dùng thúc đẩy doanh nghiệp phải khai thác và thử nghiệm các kênh quảng cáo mới. Trong đó, nền tảng video ngắn TikTok là kênh không thể bỏ qua.

Mặt khác, khảo sát của TikTok vào tháng 7/2021 cũng chỉ ra rằng có đến đến 99% người dùng vẫn có nhu cầu mua sắm, tặng quà vào dịp Tết 2022. Xuân Nhâm Dần năm nay, thị trường mua sắm được dự đoán sẽ nhộn nhịp trở lại và với TikTok, thương hiệu có thể nhân đôi niềm vui mùa Tết nhờ vào trọn bộ giải pháp nắm bắt tư duy và từng "điểm chạm" của người dùng.

Nhân đôi niềm vui Tết Nhâm Dần cùng TikTok

Đón nhận tâm lý thích nhận quà của người tiêu dùng Việt vào dịp Tết, TikTok đã vạch sẵn lộ trình từ "bắt nhịp" tư duy đến "chốt đơn" cho mùa Tết bình thường mới 2022 giúp các Marketers có được chiến dịch marketing bùng nổ cho Tết Nhâm Dần này.

Trên thực tế, chiến dịch quảng cáo trên TikTok xây dựng dựa trên việc nắm bắt xu hướng mua sắm giải trí cũng như tư duy mua sắm mới của người dùng đã được kiểm chứng thành công với nhiều chiến dịch đình đám. Điển hình, ứng dụng tư duy "Me-time", tháng 2/2021, nhãn hiệu dung dịch vệ sinh phụ nữ Lactacyd triển khai chiến dịch Hashtag Challenge #NamMoiMinhTuoiMoi trên TikTok. Âm nhạc trẻ trung, vũ điệu đầy năng lượng, đặc biệt là thông điệp tích cực mang đến sự tự tin để trở thành một phiên bản tốt hơn cho năm mới đã tạo nên thành công cho chiến dịch này. Gần 2 tuần triển khai, Hashtag Challenge #NamMoiMinhTuoiMoi ghi nhận con số tương tác ấn tượng trên nền tảng TikTok đối với một sản phẩm thường được gắn mác nhạy cảm, với 214 triệu lượt hiển thị, 19 triệu lượt tương tác, 105.000 lượng nhấp chuột. Tổng chiến dịch đã thu về 18,3% tăng trưởng doanh số bán hàng chỉ trong 2 tháng so với cùng kỳ năm 2020.

Doanh nghiệp nhân đôi niềm vui mua sắm trên TikTok nhờ giải pháp trọn phễu - Ảnh 2.

Chiến dịch Hashtag Challenge #NamMoiMinhTuoiMoi giúp doanh thu của Lactacyd tăng 18,3%.

Chia sẻ thêm về bí quyết tạo nên những video quảng cáo bắt nhịp tư duy người dùng, tại Hội thảo trực tuyến Winning Creative #ForTet, anh Vince Le – Quản lý Giải pháp khách hàng TikTok Việt Nam gợi ý: "Giữ cho các video chân thật, không mang lại cảm giác phải xem quảng cáo mà mang đến cho người dùng trải nghiệm từ những nội dung ấn tượng, để lại dư vị cảm xúc, đồng thời kêu gọi hành động, sự tương tác, từ đó thúc đẩy chuyển đổi hành vi mua hàng. Theo đó, tận dụng tối đa các công cụ sáng tạo của TikTok sẽ giúp thương hiệu gặt được thành công."

Để tạo ra một chiến dịch toàn diện cho thương hiệu, TikTok cung cấp bộ giải pháp "trọn phễu marketing", kết hợp mọi giai đoạn, mọi hình thái quảng cáo trên nền tảng, giúp thương hiệu giải quyết những vấn đề từ ý tưởng đến "chốt đơn" nhanh chóng. Với các giải pháp Top view/Brand takeover (tạm dịch quảng cáo trang chủ), Branded Effects (tạm dịch hiệu ứng trò chơi thương hiệu), In-Feed Ads, và định dạng video ngắn, TikTok giúp thương hiệu thu hút người dùng nhờ hình ảnh, hiệu ứng hút mắt, âm nhạc bắt tai; thông điệp nhãn hàng được lồng ghép ngắn gọn, ấn tượng, dễ nhớ. Trong khi đó, hashtag #TikTokmademebuyit hay TikTok Live (tính năng Phát trực tiếp TikTok) cho phép người dùng khám phá, cân nhắc đánh giá sản phẩm chia sẻ bởi các nhà sáng tạo nội dung yêu thích. Tiếp đến, Branded Hashtag Challenge (tạm dịch thử thách Hashtag thương hiệu) góp phần đẩy người dùng từ xem đến "tham gia" vào chiến dịch, tìm kiếm niềm vui, chia sẻ và hành động, đúng như những gì họ mong muốn cho một trải nghiệm mua sắm mới mẻ. Qua đó, người dùng được truyền động lực để di chuyển về phía cuối phễu marketing và thúc đẩy hành vi mua hàng.

Có thể nói, "niềm vui" có thể giúp doanh nghiệp chuyển đổi người dùng TikTok trở thành những khách hàng hài lòng (Happy users, happy buyers). Tận dụng những giải pháp phù hợp, thương hiệu có thể trở thành một phần trong hành trình đón Tết của người Việt, từ đó, tạo nên một mùa Tết "ăn số" trên TikTok.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên