Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng, "giữ việc" cho người lao động
Kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi khiến đơn hàng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Dù đã gần hết quý I, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, sắp xếp tối ưu hóa sản xuất để "giữ việc" cho người lao động.
- 21-03-2023Một loại nông sản xuất khẩu sang Indonesia tăng đột biến về cả kim ngạch lẫn sản lượng
- 20-03-20235 tỉnh, thành có dân số ít nhất Việt Nam
- 16-03-2023Một loại nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh hơn 400% trong 2 tháng đầu năm
Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng, -giữ việc- cho người lao động - VTV.VN
Kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi khiến đơn hàng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng. Hiện duy trì được việc làm đang là nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp. Ở các ngành sử dụng nhiều lao động, dù đã gần hết quý I, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, sắp xếp tối ưu hóa sản xuất để "giữ việc" cho người lao động .
Câu chuyện về một số doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc có thể được xem là cách làm hiệu quả, mô hình tốt về duy trì và tìm thêm việc làm mới cho người lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội ở địa phương.
Tuyển dụng có chọn lọc, sắp xếp lại ca kíp hợp lý, chia đều việc, đó là cách Công ty Điện tử TNHH BHflex Vina đang làm hiệu quả để mọi công nhân trong nhà máy đều có việc.
"Mặc dù tình hình kinh tế bị suy giảm toàn cầu sau đại dịch COVID-19, nhưng công ty chúng tôi vẫn tin tưởng và hiện tại vẫn đang mở rộng kinh doanh. Chúng tôi đang tiếp tục mở rộng nhà máy mới ở phía sau nhà máy hiện có và dự định sẽ tiến hành tuyển dụng nhân lực bổ sung theo kế hoạch sản xuất trong năm nay", ông Ra Il Woo, Trưởng Ban Nhân sự và Quan hệ Lao động, Công ty Điện tử TNHH BHflex Vina, cho biết.
Sau 3 lần bàn bạc, thương lượng, Công ty Ohashi Tekko Việt Nam đã cam kết không sa thải lao động, thậm chí còn có kế hoạch tuyển dụng thêm 10%.
"Công ty đã tăng cho cán bộ công nhân viên của cả công ty thấp nhất 6% lương cơ sở. Điều này giúp công nhân tin tưởng vào ban lãnh đạo của công ty", chị Trần Thị Thơm, công nhân, Công ty Ohashi Tekko Việt Nam, chia sẻ.
Người lao động được xem như "mạch máu" giúp doanh nghiệp phục hồi, sản xuất. Do đó, giữ việc làm cho họ là vấn đề mấu chốt. Công ty Ohashi Tekko Việt Nam đã tìm mọi cách để khôi phục và thậm chí tăng đơn hàng.
"Năm ngoái, có rất ít việc làm do ảnh hưởng của COVID-19 vì thiếu chất bán dẫn. Trong năm nay, chúng tôi sẽ khôi phục sản xuất và dự định nhận chuyển giao từ Nhật Bản nhiều đơn hàng sản xuất bàn đạp chân ga. Để tăng khối lượng công việc trong tương lai, chúng tôi đã mở rộng nhà máy và sẽ tuyển thêm lao động", ông Kagami Masanobu, Tổng Giám đốc Công ty Ohashi Tekko Việt Nam, cho hay.
Trong ngắn hạn nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí để giữ chân lao động. Đây là thực tế đã được ghi nhận từ năm 2022, khi COVID-19 bùng phát. Những công nhân còn trụ lại được với công ty cũng chính là những người giờ đây có việc làm ổn định.
VTV